Lôi người ra khỏi giường, giam giữ họ bí mật trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và bắt họ phải chịu sự giáo dục tư tưởng ép buộc, mới nhìn, có vẻ như đây là một hình thức có lợi về mặt kinh tế của các nhân viên phòng 610.
Tuy nhiên, những cán bộ vận hành hệ thống này tại Trung Quốc – một hệ thống thậm chí không tồn tại chính thức – dường như là tạo ra tiền của qua nắm đấm của mình.
Tang Khôi Đồng (Zang Kuidong), một giáo viên ở tỉnh Sơn Đông và là một học viên Pháp Luân Công, được tìm thấy sau khi anh được thả ra khỏi một trung tâm tẩy não vào năm 2013, nơi các quan chức đã đòi 5.000 nhân dân tệ ($800, tương đương hơn sáu tháng thu nhập ở nông thôn Trung Quốc) từ ông chủ của anh. Bốn bảo vệ giam giữ anh đã moi tổng cộng 20.000 nhân dân tệ từ người nhà của Tang và ba người khác chỉ trong hai tuần.
Các lính canh thậm chí đã thuê một đầu bếp chuyên nghiệp để chuẩn bị những bữa ăn cho họ, những món ăn ngon với cá và các loại thịt được trả bằng số tiền đã tống tiền. Còn khẩu phần ăn của các học viên Pháp Luân Công là một đĩa các loại rau đơn giản, chia nhau ăn mỗi đêm.
Báo cáo từ Minh Huệ, một trang web đăng các báo cáo chính của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, giải thích sức hấp dẫn lâu dài đối với những cai ngục và nhân viên an ninh của các trung tâm tẩy não. Với những điều kiện đặc biệt, trung tâm tẩy não được thành lập trong những ngôi nhà bị bỏ hoang, các tòa nhà chính phủ bị bỏ hoang, khách sạn biệt lập, hoặc các khoảng đất bao kín được xây dựng có mục đích bên ngoài những khu vực ngoại ô, những lính canh nơi đây đôi khi có thể còn giết hại nạn nhân.
Một trong những mục tiêu chính của các trung tâm là nhằm tẩy não các học viên Pháp Luân Công, những môn đệ của môn khí công Phật gia đã bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp kể từ năm 1999. Các cảnh sát bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và sau đó cố gắng để buộc họ phải tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình và cam kết trung thành với Đảng.
Từ Oánh (Xu Ying), một giáo viên tiểu học ở tỉnh Hắc Long Giang, đã từng nếm trải những chuyện này: cô được đem đi từ nơi làm việc của mình trong tháng Ba năm nay, sau đó được giao cho Trung tâm giam giữ Lâm nghiệp Hải Lâm.
Các lính canh đã ném cô xuống đất và đạp lên mặt của cô, phỉ nhổ cô và “tát một cách ác độc” lên cô. Sau đó cô bị còng chặt tay rồi đưa tới một phòng riêng và được dàn xếp để xem các video tuyên truyền chống Pháp Luân Công.
Những nạn nhân khác bị sốc bằng dùi cui điện, treo cổ tay hoặc có chân tay bị trói ở các tư thế khó khăn và sau đó bị giật mạnh theo các hướng ngược nhau, cơn đau do bị hành hạ có thể kéo dài trong nhiều ngày, khi họ bị sốc, bị đấm liên hồi, bị đá, và bị chế giễu bởi các bảo vệ, người đã hứa với họ rằng sự tra tấn sẽ chấm dứt nếu họ đơn giản là bỏ tín đức tin của mình.
Chiến dịch chống lại môn tập luyện này là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và phe của ông dẫn đầu. Một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt của Đảng, Phòng 610, được tạo ra để giám sát chiến dịch. Với một loạt tuyên truyền thường nhật trên truyền thông, chính quyền Bắc Kinh tạo ra một bầu không khí khủng bố, vây bắt và tra tấn đến chết hàng chục ngàn học viên Pháp Luân Công trên toàn quốc.
Mặc dù bạo lực vẫn tiếp diễn, nhưng trong vài năm qua chiến dịch đã suy yếu phần nào, không còn là một nhiệm vụ chính trị cấp cao nhất như trước. Vào năm ngoái thậm, chính quyền Bắc Kinh cho đóng cửa mạng lưới các trại lao động cưỡng bức, nơi được lập ra để tiến hành các cuộc tra tấn và giết hại học viên Pháp Luân Công.
Nhưng những tàn dư của các chiến dịch đàn áp chống lại môn tu luyện này sau 15 năm có thể vẫn còn đó, các quan chức có thể giàu lên nhanh chóng bằng cách vận hành các trung tâm tẩy não.
“Các quan chức an ninh của chính quyền đã biến những trung tâm giam giữ và tẩy não thành một ngành công nghiệp hái ra tiền, thúc ép hơn nữa các quan chức cấp thấp, để chỉ đạo và tiếp tục sự ngược đãi”, Trương Nhi Bình (Erping Zhang), một phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho biết, trong một tuyên bố gửi qua email:
“Trên hết, các tù nhân Pháp Luân Công vô tội và gia đình của họ là những nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo, họ cũng là người bị tống tiền thông qua quá trình tham nhũng này.”
Một cuộc khảo sát gần đây của Minh Huệ, trang web này công bố các báo cáo chi tiết, trực tiếp về cuộc bức hại từ Trung Quốc, thông qua tài liệu thu thập được từ các phương tiện truyền thông chính thức và các trang web, có nội dung: làm thế nào mà các quan chức an ninh có thể thu lợi nhuận từ hoạt động của các trung tâm tẩy não.
Minh Huệ cho rằng có ba con đường chính để các cán bộ làm giàu cho chính họ: biển thủ từ chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và quản lý; yêu cầu “lệ phí” từ nơi có những người lao động bị họ bắt giữ và tẩy não; và trực tiếp tống tiền các thành viên gia đình của các nạn nhân.
Dựa trên dữ liệu đang được hoàn thiện biên soạn bởi Minh Huệ, các tác giả cho rằng số tiền lưu chuyển qua ngành công nghiệp tẩy não là hàng tỷ nhân dân tệ (hàng trăm triệu đô la).
Thu nhập trực tiếp cho cán bộ nhận từ chế độ, bao gồm cả tiền thưởng cho công việc tẩy não thành công, “học phí” của mỗi nạn nhân và lệ phí, hay tiền chuộc, được lấy từ các thành viên gia đình, những người muốn người thân bị bắt giữ của họ được tự do, có thể từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.
Ví dụ, khi một học viên Pháp Luân Công được gửi đến một trung tâm tẩy não, các quan chức an ninh sẽ gặp cấp trên của học viên đó và yêu cầu một tháng “học phí”. Điều này đôi khi có thể cao hơn nhiều, hoặc thậm chí cao gấp mười lần thu nhập bình quân. Những ông chủ này, cũng có thể bị buộc phải trả lệ phí cho các “bạn đồng hành” để họ theo sát nạn nhân bị bắt giữ 24/24.
Thu nhập thông qua kênh này được ước tính là hơn 485 triệu đô la (3 tỷ nhân dân tệ) trong suốt 15 năm qua, Minh Huệ cho biết. Thực tế những người “đồng hành”, đôi khi là các tù nhân khác bị kết án về tội phạm bạo lực hoặc liên quan đến ma túy, chỉ nhận được một khoản trợ cấp nhỏ cho công việc của họ, trong khi các lính canh được cho là đã lấy phần còn lại.
Các dòng thu nhập được đảm bảo bởi Quan chức phòng 610 cấp tỉnh, là người yêu cầu phải có chỉ tiêu về “chuyển hóa”- nghĩa là trường hợp thành công về việc tẩy não, ở các trung tâm.
Nếu một trung tâm không nhận được đủ các học viên Pháp Luân Công để đáp ứng hạn ngạch, Phòng 610 địa phương sẽ bắt nhiều học viên hơn nữa. Để đảm bảo rằng các cấp trên (của các học viên) gửi một số lượng đầy đủ những nhân viên của họ (học viên Pháp Luân Công) để tham gia chuyển hóa. Một huyện ở thành phố Nam Kinh đã yêu cầu cấp trên và các ủy ban nhân dân phải trả khoản tiền đặt trước cho mỗi nhân viên.
Một đồn cảnh sát ở Phủ Thuận đã thuê các học viên Pháp Luân Công giả để đi “chuyển hóa” khi họ không đáp ứng hạn ngạch bắt buộc. Những ông chủ từ chối tuân theo sẽ bị phạt bởi Phòng 610.
Chi phí điều hành hoạt động cao tại các trung tâm, vì đòi hỏi việc xây dựng, lắp đặt và thay thế các loại dụng cụ giam giữ và tra tấn, bao gồm các xà lim để độc giam, các hệ thống giám sát, những chiếc dùi cui điện, còng tay, các dây xích, “giường chết”, cùng nhiều thiết bị khác.
Nhiều trung tâm với hàng trăm học viên, chẳng hạn như trung tâm Erehu, nơi có thể có khoảng 400 hoặc 500 học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.
Trung tâm tẩy não Bắc Kinh tốn chi phí khoảng từ 400.000 đến 500.000 nhân dân tệ (US $ 64,000 đến 80.000 USD) mỗi ngày để hoạt động, trong khi các trung tâm tẩy não Bản Kiều ở tỉnh Hà Bắc chi trả gần 3 triệu nhân dân tệ (US $ 485.000) mỗi năm, theo ước tính của Minh Huệ.
Người đứng đầu một trung tâm thường có thể tích lũy hàng chục triệu nhân dân tệ (hàng triệu USD) thu nhập bên trong khi giám sát các hoạt động của một trung tâm tẩy não quy mô này, Minh Huệ báo cáo. Các quan chức này thường xuyên nhận những khoản tiền thưởng lớn và lái những chiếc xe sang trọng.
Ngành công nghiệp tiếp tục phát triển và mở rộng, các cơ sở trại lao động được đổi tên thành “trung tâm giáo dục pháp luật” và được sử dụng để chuyển đổi ý thức hệ, Minh Huệ báo cáo.
“Các trung tâm bất hợp pháp này giam giữ người và buộc họ phải chấp nhận các yêu cầu của các cơ quan chức năng, từ bỏ lý tưởng của họ, nguyện vọng của họ hoặc sự lựa chọn cá nhân của họ về cuộc sống, và hoàn toàn chấp nhận hệ tư tưởng của nhà cầm quyền. Đó là nghĩa vụ chính trị của chúng” Thang Ki Thiểm (Tang Jitian), một luật sư nhân quyền ở Trung Quốc đã hoạt động trong tranh tụng chống lại các trung tâm tẩy não nói.
“Nhưng trên thực tế, cũng có một động lực tài chính: Phòng 610, và các quan chức chính trị-pháp luật sẽ tống tiền và chiếm làm của riêng. Động cơ lợi nhuận là khá nổi bật, vì vậy từ quan điểm này cũng vậy, sự tồn tại của các cơ quan này là một chất độc đối với xã hội”.
Theo Đại Kỷ Nguyên