Tinh Hoa

TT Trump phủ quyết dự luật chi tiêu “đầy cạm bẫy”, VN nguy cơ “hụt” 170 triệu USD

Trong một video đăng tải cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ không ký phê chuẩn gói cứu trợ 900 tỷ USD mà Quốc hội lưỡng viện mới thông qua, ông gọi đó “thực sự là một nỗi nhục”.

Trước đó, vào ngày 21/12 (giờ địa phương), Quốc hội Mỹ đã công bố dự luật ngân sách chính phủ và gói cứu trợ Covid-19 với tổng trị giá 2.300 tỷ USD nhằm tài trợ các cơ quan của chính phủ hoạt động cho hết năm tài chính 2021, cũng như hỗ trợ nền kinh tế đang phải chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Thỏa thuận đạt được gồm dự luật ngân sách chính phủ trị giá 1.400 tỷ USD, trong đó có 740,5 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng và 664,5 tỷ USD cho các chương trình trong nước và dự luật cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD được các nhà lãnh đạo lưỡng đảng nhất trí vào cuối tuần vừa qua.

Tài liệu dài 5.593 trang liệt kê các khoản tiền mặt  trợ cấp cho nhiều đối tượng không liên quan gì tới cứu trợ Covid, bao gồm 170 triệu USD cho Việt Nam với danh nghĩa khắc phục hậu quả chiến tranh. TT. Trump đã yêu cầu loại bỏ các khoản này ra khỏi dự luật, bao gồm:

Tổng thống Trump đã nói đùa về tính bao đồng của nước Mỹ trên twitter rằng: “Tôi hy vọng chúng ta không bao giờ tìm thấy sự sống trên một hành tinh khác bởi vì nếu chúng ta làm được điều đó, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ bắt đầu gửi tiền cho họ!”

Theo đó, Tổng thống Trump đã yêu cầutăng mức thấp một cách kỳ cục là 600 đô la lên 2.000 đô la hoặc 4.000 đô la cho một cặp vợ chồng”. Bất ngờ là chỉ vài phút sau đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã đáp lại yêu cầu này một cách rộng rãi. Nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ viết trên Twitter. “Cuối cùng, Tổng thống đã đồng ý 2.000 đô la – Các đảng viên Dân chủ đã sẵn sàng đưa điều này lên Sàn trong tuần này bằng sự đồng ý nhất trí. Hãy làm nó!”

Không rõ có phải vì sự hấp tấp bất thường của bà Pelosi đã khiến phía Trump cảnh giác, họ đã phát hiện rằng trong các điều khoản trải dài trên gần 6000 trang tài liệu, có một điều khoản với nội dung: “Vô hiệu hoá việc Tổng thống sử dụng Đạo luật Chống Nổi loạn.”

Trước đó vào tối thứ hai, một số nhà lập pháp nói rằng họ không có đủ thời gian để nhìn qua dự luật này. Đây có lẽ là một nỗ lực [lén lút] sau lần Hạ viện bỏ phiếu thông qua một sửa đổi hồi tháng 7 hòng buộc Tổng thống phải được sự xác nhận của Quốc hội trước khi triển khai quân đội theo Đạo luật Chống Nổi loạn (nằm trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng cho năm tài khoá 2021) mà ông Trump đã tuyên bố phủ quyết.

Mitch McConnell và Chuck Schumer thỏa hiệp để ngăn chặn TT Trump phản đối dự luật quốc phòng

Thứ Ba vừa qua, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell thông báo rằng, ban lãnh đạo Thượng viện đã đưa ra một thỏa thuận lưỡng đảng để ngăn chặn quyền phủ quyết có khả năng xảy ra của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật ủy quyền quốc phòng.

Vị Đảng viên Cộng hòa phát biểu tại Thượng viện: “Vị lãnh đạo đảng Dân chủ và tôi đã thống nhất trước yêu cầu như sau: Thượng viện sẽ chỉ họp các phiên chiếu lệ từ ngày 29/12, thời điểm chúng ta sẽ tiến hành lại phiên họp”.

Theo ông McConnell, các nhà lập pháp sẽ “xử lý” quyền phủ quyết trong một phiên họp sau Giáng sinh đã được thu xếp.

“Trong trường hợp Tổng thống Trump chọn phủ quyết dự luật lưỡng đảng này, thì Hạ viện khả năng sẽ quyết định thiết lập một cuộc bỏ phiếu sau kỳ nghỉ lễ để xem xét về quyền phủ quyết… Trong trường hợp Tổng thống đã phủ quyết dự luật, và Hạ viện đã bỏ phiếu để bác bỏ quyền phủ quyết, thì Thượng viện sẽ có cơ hội được xử lý quyền phủ quyết vào thời điểm đó”.

Dự luật Ủy quyền Quốc phòng, được Hạ viện và Thượng viện thông qua với kết quả lần lượt là 335-78 và 84-13, “sẽ hỗ trợ cho lực lượng quân đội những công cụ và tài nguyên cần thiết để cạnh tranh với các quốc gia đối thủ mạnh”.

Tổng thống Donald Trump đã thúc giục đồng minh tại cả Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu phản đối phương án, trừ khi dự luật bãi bỏ Mục 230 của Đạo luật về khuôn phép trong giao tiếp, một đạo luật bảo hộ pháp lý cho các công ty công nghệ về những nội dung trên trang web của họ. 

Vị Tổng thống cho rằng, các ông lớn mạng xã hội như Twitter và Facebook không nên có quyền lợi bảo hộ này bởi xét về mặt chính trị, họ không phải là những nền tảng trung lập. 

McConnell đã kêu gọi tổng tư lệnh không bỏ phiếu phản đối dự luật. Ông cho hay: “Mục đích của tôi là muốn đảm bảo Thượng viện tiếp tục làm tròn bổn phận của mình đối với các thành viên trong lực lượng vũ trang của chúng ta. Tôi hy vọng ngài Tổng thống sẽ không phủ quyết dự luật này”.

Từ Thức (t/h)