Vào ngày 19/6 theo giờ địa phương Mỹ, chính phủ Trump lại làm nên một sự kiện khiến mọi người kinh ngạc khi tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tuyên bố Mỹ chính thức rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đồng thời đưa ra lý do, hội đồng nhân quyền trong thời gian dài đã không thiện chí với Israel; phê bình thẳng thắn rằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trở nên ích kỷ, giả dối, nước Mỹ muốn tiến hành cải cách nhưng các quốc gia khác lại không đồng tình thay đổi hiện trạng; đồng thời nhấn mạnh, nước Mỹ sẽ không từ bỏ lời hứa thực hiện nhân quyền.
Chính phủ Trump làm ‘mất mặt’ Liên Hiệp Quốc kiểu này cũng không phải là lần đầu tiên. Vào tháng 10/2017, chính phủ Trump cũng nhận định Liên Hiệp Quốc gây áp lực lên Israel một cách không thỏa đáng, vì thế tuyên bố vào cuối năm 2018 sẽ rút khỏi Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO).
Tuy rằng nước Mỹ 2 lần trở mặt với Liên Hiệp Quốc, trên bề mặt đều là vì Israel, nhưng trên thực tế là không thể chịu đựng nổi một Liên Hiệp Quốc “hữu danh vô thực”.
Cũng như lần này tuyên bố rút khỏi, đại sứ Haley và ngoại trưởng Mỹ Pompeo đồng thời biểu thị: “Chúng tôi sở dĩ phải rời khỏi, đó là vì sự tin tưởng của chúng tôi đối với nhân quyền không cho phép chúng tôi tiếp tục ở lại nơi giả dối này, vì lợi ích của tổ chức, mà dễ dàng bỏ qua những đùa cợt trên giá trị của nhân quyền”.
Từ “họ” ở đây, đại sứ Haley đặc biệt điểm ra những thành viên đương nhiệm tại Liên Hiệp Quốc, đó là Trung Quốc, Nga, Cuba,… lên án họ đã “đàn áp nhân quyền trong nước sở tại”, đối với nhân quyền của người dân trong nước họ đã ghi lại những tiếng xấu rõ rệt.
Mọi người đều biết, ông Trump từ sau khi thắng cử đã có biểu hiện không hài lòng đối với Liên Hiệp Quốc. Trong báo cáo trước đó, ngày 3/1/2017, nghị viên đảng Cộng Hòa đề ra “Phương án trùng kiến chủ quyền nước Mỹ năm 2017”, chủ trương xóa bỏ “Dự luật tham dự Liên Hiệp Quốc năm 1945”, nói một cách đơn giản đó là để nước Mỹ rút khỏi Liên Hiệp Quốc.
Bản thân Trump đã từng thẳng thắn chỉ ra, Liên Hiệp Quốc hiện tại đã biến thành một câu lạc bộ “ngồi không ăn bám”; Trump còn từng đặc biệt chỉ trích sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc càng ngày càng lớn.
Đơn cử một ví dụ, vào ngày 23/3, tại hội nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã đề ra kiến nghị “Trên lĩnh vực nhân quyền tiến hành hợp tác cùng thắng”, vậy mà lại được thông qua một cách thuận lợi.
Nhà ngoại giao Jason Mark tham gia hội nghị đã chỉ trích thẳng thắn đề án này của Trung Quốc, cho rằng “lời nói tốt đẹp” của Trung Quốc là muốn làm suy yếu hệ thống nhân quyền Liên Hiệp Quốc, dùng thủ đoạn hi sinh nhân quyền và tự do để bảo hộ lợi ích độc tài của quốc gia.
Lúc bỏ phiếu biểu quyết, các nước Anh, Úc, Nhật Bản, Thụy Sĩ,… tổng cộng 17 nước, tuy cũng phê bình Trung Quốc trong đề án vì sự thống trị chuyên chế của mình, tuy nhiên cuối cùng cũng đã bỏ cuộc, chỉ còn lại Hoa Kỳ đặt ra lá phiếu chống duy nhất.
Trong thời gian qua, các quốc gia Âu Mỹ và các doanh nghiệp đều có cùng quan điểm, chính là thông qua các giao lưu thương mại với Trung Quốc để giúp Trung Quốc cải thiện sự tự do trong thể chế và pháp chế, trợ giúp cải thiện vấn đề nhân quyền tại nước này.
Vào năm 2002, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phương Tây cho rằng lúc này chính phủ Trung Quốc sẽ “buông lỏng, cởi mở, cải cách”, tuy nhiên kết quả là mang lại tài chính mạnh mẽ cho Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công. Từ khi bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Trung Quốc dùng lợi ích kinh tế để ép thế giới phải im lặng trước vấn đề chà đạp nhân quyền này.
Lần này Hoa Kỳ rút lui khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khó tránh khỏi sẽ gây ra một số lo ngại, Trung Quốc sẽ thừa dịp thay thế vị trí. Kỳ thực, trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, chính phủ Trump đưa ra quyết định không nhượng bộ này để cho Trung Quốc nhận thức được vấn đề.
Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, Trump sẽ không chỉ thanh toán tỉ lệ nhập siêu, mà còn phá vỡ cách nghĩ cam chịu bấy lâu của cộng đồng quốc tế đối với cái gọi là “Kinh tế phát triển giúp xúc tiến nhân quyền tại Trung Quốc”. Tin tức đã đủ để nói lên rằng, thời điểm đã tới, đối với vấn đề Trung Quốc bức hại nhân quyền, Trump sẽ có những biện pháp cương quyết hơn nữa.
Natalie, theo Epoch Times