Trời chuyển thu, nhiệt độ và độ ẩm sẽ thay đổi, vậy nên có 3 điều kiêng kỵ quan trọng trong dưỡng sinh cần phải chú ý. Bảo vệ tốt sức khỏe trong mùa thu, mới có thể chuẩn bị nghênh đón mùa đông lạnh giá!
Kỵ quá khô
Mùa thu khí hậu hanh khô, rất nhiều người sẽ xuất hiện đủ loại bệnh trạng “thu hanh”, ví như: miệng khô nứt nẻ, khàn tiếng, làn da và khóe miệng khô nứt…; giảm khả năng miễn dịch, dễ dàng mắc các chứng bệnh cảm mạo và các bệnh đường hô hấp như viêm khí quản, viêm họng, viêm phổi. Người vị viêm khí quản mãn tính, bệnh tình cũng có thể sẽ nặng hơn.
Lúc này cần phải chú ý duy trì nhiệt độ và độ ẩm ở mức nhất định trong nhà, chuẩn bị các loại thuốc Đông y để bảo vệ sức khỏe điều dưỡng thân thể, ví như: sa sâm, sâm Mỹ, ngọc trúc, mạch môn, thạch hộc. Còn có thể ăn nhiều hơn một số loại có tác dụng nhuận táo như lê, bưởi, mía, củ sen, ngân nhĩ, vừng, sữa đậu nành, hạt ý dĩ, đậu phộng, trứng vịt, rau chân vịt… Thường xuyên ăn cháo ngân nhĩ, chè hạt sen cũng có tác dụng nhuận phổi, khỏi ho tiêu đờm.
Kỵ loạn bổ
Nhiều người vào mùa thu và mùa đông thường thích tẩm bổ, nhưng mà tẩm bổ cần phụ thuộc vào từng thể trạng, nếu không thì sẽ thành “loạn bổ”. Huống hồ những chứng bệnh như dương hư, khí hư, khí huyết hư, chỉ có thể “đúng bệnh đúng thuốc” thì mới có hiệu quả, nếu không thì sẽ hoàn toàn ngược lại.
Bình thường mọi người tẩm bổ đều dùng thịt là chính. Tuy rằng động vật có chất dinh dưỡng khá cao, nhưng thịt có chứa quá nhiều chất béo, đường.., thường là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, lại không dễ tiêu hóa và hấp thu, vậy nên không nên ăn quá nhiều.
Hiệu quả “thực liệu” (thực phẩm chữa bệnh) không dựa trên giá cả để phân biệt. Một số loại sang trọng đắt tiền, chẳng hạn như: tổ yến, vi cá mập, v.v…, cũng chưa hẳn là có hiệu quả thực liệu đặc biệt.
Dinh dưỡng học hiện đại cho rằng, các loại thực phẩm thanh đạm dễ tiêu không phải là không bổ, nhất là các loại rau dưa và hoa quả chứa nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng, là nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Kỵ lạnh
Dưỡng sinh mùa thu có một nguyên tắc gọi là “xuân ô thu đống”, ý là mùa xuân chú ý đề phòng gió lạnh và khí tà xâm nhập, mùa thu chuẩn bị sẵn sàng áo ấm để chống lạnh cóng đột ngột. Tuy nhiên, bởi vì mùa thu dù sao thì nhiệt độ không khí không quá thấp, vì vậy không nên sợ lạnh quá mức, cần căn cứ vào nhiệt độ thay đổi mà tăng giảm quần áo.
Đối với những người viêm dạ dày hoặc viêm loét đại tràng mãn tính, cần phải chú ý giữ ấm, mặc thêm quần áo đúng lúc, khi ngủ chú ý đắp chăn ở bụng để tránh cảm lạnh gây đau bụng. Khi vận động mạnh cơ thể nóng lên cần cởi bỏ bớt quần áo, sau khi vận động tránh mặc quần áo khi người còn đẫm mồ hôi, nếu không rất dễ cảm lạnh.
Sau khi lập thu, không nên ăn nhiều kem và các loại trái cây lạnh hoặc hư hỏng. Người xưa có câu “dưa mùa thu phá hư bụng”. Chính là chỉ mùa thu không nên ăn nhiều các loại quả dưa như dưa hấu, dưa chuột, nếu không dễ bị tiêu chảy, phân lỏng. Đối với những người mắc bệnh dạ dày mãn tính, tính khí hư hàn càng cần phải kiêng kỵ.
Theo kannewyork