Tinh Hoa

Triều Tiên cười nhạo Trung Quốc là “tên to đầu mà ngu xuẩn”

Gần đây, Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng một bài bình luận, đích danh phê bình Trung Quốc, ngôn từ rất kịch liệt. Có chuyên gia phân tích, Kim Jong-un không sợ hãi việc bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế, và có thể tìm chỗ dựa mới là nước Nga.

Bài luận của Thông tấn Trung ương Triều Tiên dấy lên những căng thẳng giữa Trung Quốc và Triều Tiên. (Ảnh: Daily Star)

Vào buổi tối ngày 05/03, KCNA đã đăng bài bình luận vời tựa đề “Chớ tiếp tục ngôn hành lỗ mãng làm lay động nền móng quan hệ Trung – Triều” của tác giả Kim Triết. Trong khoảng thời gian ngắn, đây là lần thứ 3 KCNA đăng bài bình luận vói nội dung chỉ trích Trung Quốc, nhưng hai lần trước là không chỉ trực tiếp, mà nói chung chung là “các quốc gia xung quanh” để ám chỉ.

Nhưng trong bài bình luận lần thứ 3 này, không những lần đầu tiên KCNA đích danh chỉ trích Trung Quốc, mà còn sử dụng cách diễn đạt kịch liệt chưa từng có.

Ngay sau đó truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin đề cập đến bài bình luận của KCNA, và nhận định rằng ngôn từ trong bài bình luận rất kịch liệt. Truyền thông Trung Quốc chỉ ra, trong bài bình luận của KCNA có chỉ trích bài viết “Lý sự bất phân” nói về vấn đề hạt nhân Triều Tiên của truyền thông Trung Quốc, và nói Trung Quốc phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc làm mối quan hệ Trung – Triều ngày càng xấu đi, còn nói đây là hành động “đê tiện hèn hạ của Trung Quốc”.

Bài bình luận còn nói rằng cách làm của Trung Quốc là “logic ngang ngược của chủ nghĩa đế quốc”, và cảnh cáo Trung Quốc không nên thử thách “giới hạn nhẫn nại” của Triều Tiên, và cần suy xét về những hậu quả nghiêm trọng của những hành động mù quáng “giẫm đạp lên mối quan hệ Trung – Triều”.

Ngày 05/05, giảng viên đại học Đông Nam ông Đào Ngạn Quân đã đăng một bài viết, đối chiếu bài bình luận của KCNA đã được dịch sang tiếng Trung và bài nguyên gốc tiếng Triều Tiên, đã cảm thán rằng “ngôn từ trong bài gốc quả thực là quá kích bạo”.

Bài bình luận được dịch sang tiếng Trung đã được phát hành rộng rãi, nhưng so với bản gốc tiếng Triều Tiên thì quá khiêm tốn, công tác phiên dịch vẫn chưa tốt, đã không thể lột tả ra được cách dùng từ và lối văn của bài gốc trên KCNA.

Bài nguyên gốc bằng tiếng Triều Tiên thực sự rất dài, bản dịch sang tiếng Trung đã được cắt bỏ nhiều phần (ví như, khoa học luận chứng rằng việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là vô hại với các địa phương xung quanh). Bài bình luận có 3 đoạn đặc sắc nhất: đoạn thứ nhất là phê phán “Trung Quốc bội bạc với Triều Tiên”, đoạn thứ 2 là sự tan vỡ của mấy chục năm “tận tình tận nghĩa kính dâng không cầu lợi” của Triều Tiên đối với Trung Quốc; đoạn thứ 3 là giễu cợt về tình cảnh hiện tại và tương lai Trung Quốc sẽ phải đối mặt.

Trong đó, đoạn thứ nhất chỉ ra, năm đó Trung Quốc và chính quyền bù nhìn Nam Triều Tiên ký kết quan hệ ngoại giao, dẫn đến toàn Trung Quốc trở thành tiền phương của thế lực phản Triều Tiên, dung túng nhân viên tình báo của nước bù nhìn và nanh vuốt của lũ chó săn lui tới tuyến biên giới Trung – Triều, thực hiện âm mưu phản Triều Tiên và hoạt động khủng bố, tội này là không thể tha thứ.

Không chỉ như vậy, Trung Quốc còn mời Park Geun-hye đến Thiên An Môn, tôn sùng như là quý khách, đây hết thảy đều là “thủ đoạn ti tiện”, “chúng ta đương nhiên sẽ ghi nhớ từng chân tơ kẽ tóc”.

Đoạn thứ 2 viết, mấy chục năm nay Triều Tiên hiến dâng cho Trung Quốc một cách “vô tư không cầu lời”. Vậy mà Trung Quốc lại hùa theo Mỹ, “mê muội với trò hề cấm vận kinh tế”, “không thể tha thứ cho hành vi cuồng ngạo này“. Sử dụng vũ khí hạt nhân là “lợi ích tối cao” của Triều Tiên, Trung  Quốc động tới hạt nhân của Triều Tiên, chính là xâm phạm đến sự “tôn nghiêm” của Triều Tiên.

Đoạn thứ 3, KCNA châm chọc việc Trung Quốc tán thành với nghị quyết trừng phạt kinh tế “phi pháp và vô lý” của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với Triều Tiên, và còn đích thân thực thi nó, “khúm núm trước Mỹ”, nhưng cuối cùng nhận lại được chỉ là hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Hàn Quốc, “thật đáng cười nhạo cho một tên to đầu mà ngu xuẩn”.

Truyền thông nước ngoài: Triều Tiên có thể sẽ tìm được chỗ dựa mới

Reuters đưa tin, các chuyên gia cho rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không sợ Trung Quốc, nếu bị Trung Quốc tăng cường cấm vận kinh tế, thì rất có thể Triều Tiên sẽ chuẩn vị chỗ dựa mới cho mình là Nga. Tấm thiệp chúc mức năm mới đầu tiên của năm nay Kim Jong-un gửi đi không phải tới Bắc Kinh, mà là tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bài viết nói, hiện nay mặc dù thương mại mậu dịch giữa Nga và Triều Tiên không phải trên diện rộng, nhưng buôn bán và vận chuyển giữa hai bên đã ngày càng thường xuyên hơn trước. Đầu năm nay, khi một quan chức của nước Nga đến thăm Bình Nhưỡng, cũng đã thương thảo về việc hợp tác giao thương bằng đường sắt.

Theo tin tức được tiết lộ từ giới nhân sĩ Trung Quốc, thì trong hai năm trở lại đây những tàu than đá của Triều Tiên bị đình chỉ nhập khẩu vào Trung Quốc đều được xuất khẩu sang nước Nga.

Chuyên gia về vấn đề Triều Tiên của đại học quốc gia Úc cho rằng, Triều Tiên còn có Nga nên không lo lắng việc bị Trung Quốc tạo áp lực hoặc trừng phạt kinh tế. Nửa thế kỷ trở lại đây, Triều Tiên cứ luân phiên dựa dẫm và Nga rồi Trung Quốc, hai nước này luôn phiên giành quyền ảnh hưởng lên Triều Tiên.

Lê Hiếu biên dịch