Trích thư ngỏ gửi báo MTG sau loạt bài “Mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế”

12/09/15, 07:03 Chưa phân loại

Kính gửi Nhà báo Lê Ngọc Thịnh, Tổng biên tập báo Một thế giới.

Trước hết gửi Ngài lời chào trân trọng, vì trước đây tôi vốn vẫn kính trọng các nhà báo. Rất nhiều thầy thuốc chúng tôi cũng là người viết báo, dù rằng đó là các bài báo khoa học hay truyền thông.

Tôi được hân hạnh đọc phần phản hồi của Ngài gửi cho BS Bùi Nghĩa Thịnh. Dù rằng rất trân trọng Ngài nhưng tôi không thể đồng ý với Ngài ở một số điểm Ngài phản hồi. Rất tiếc không thể liên hệ trực tiếp cùng Ngài nên đành phải gửi thư ngỏ tới Ngài và Quý Báo.


Thư phản hồi của TBT (nhà báo Lê Ngọc Thịnh) của báo Một Thế Giới

Tôi xin hoàn toàn nhất trí với Ngài về vai trò của cơ quan báo chí là ghi nhận, xác minh, phản hồi giúp độc giả và đặc biệt lưu ý Ngài rằng tất cả những việc trên phải trên tinh thần TRUNG THỰC, KHÁCH QUAN và KHÔNG áp đặt quan điểm của cá nhân nhà báo hoặc bẻ cong ngòi bút vì bất cứ điều gì.

Nhưng phóng viên Hồ Quang của ngài, dù không có kiến thức y khoa, vụ việc chưa có kết luận của Hội đồng chuyên môn mà trong bài “Mổ sạn thận, bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế” đã đưa tít quy hoàn toàn cho “bác sĩ làm bệnh nhân tàn phế”. Cuối bài còn chốt như đinh đóng cột rằng: “Đây là một sai sót hay nói chính xác hơn là một sự thiếu hiểu biết trong quá trình trình thực hiện ca phẫu thuật này” thì rõ ràng báo của Ngài đã đi ngược với các tiêu chí này.

Là nhà báo lão luyện, hẳn Ngài biết việc bóc băng cắt cúp lời phỏng vấn có thể làm đảo lộn hẳn ý của người trả lời phỏng vấn. Rõ ràng là trong tình huống bệnh nhân nguy kịch, Bệnh viện Củ Chi đã hướng tới mục tiêu cứu sống bệnh nhân. Các biến chứng của sốc nhiễm khuẩn thì có nhiều vô cùng. Trong đó biến chứng suy đa tạng thì hay gặp và là biến chứng mà các thầy thuốc luôn lưu tâm. Còn biến chứng co thắt, tắc mạch gây hoại tử chi là biến chứng hiếm gặp, và nhìn chung không có cách nào để dự đoán trước và ngăn ngừa. Phải xét sự việc trong bối cảnh mà thầy thuốc chỉ có 2 lựa chọn: 1. Điều trị nội khoa và nhìn bệnh nhân chết, hoặc 2. Phẫu thuật với hy vọng cứu sống bệnh nhân và chấp nhận những biến chứng không mong muốn. Việc bác sỹ Hy nói “không lường hết các tình huống xảy ra” cũng giống như lời bác sĩ Tước: “Tiên lượng thế nào chỉ có trời mới biết”. Và điều này, theo bài báo, các bác sỹ đã giải thích cho gia đình bệnh nhân trước khi mổ chứ không phải là “Sai sót hay nói chính xác hơn là một sự thiếu hiểu biết”. Nếu có một sự thiếu hiểu biết nào đó ở đây, thì đó chính là sự thiếu hiểu biết của phóng viên Hồ Quang.

Ngài nói rằng “Việc chuyên môn đưa ra quyết định mổ là đúng hay sai, tôi nghĩ chúng ta nên cùng nhau tìm hiểu rõ và lên tiếng một cách có trách nhiệm”.

Vậy nhưng trong bài “Đi mổ sạn thận bị cắt tứ chi: chi 60 triệu đồng để mua im lặng”, phóng viên của Ngài đã khẳng định: “22 giờ cùng ngày, bác sĩ đến khám thì phát hiện bệnh nhân bị vật vã, tiếp xúc chậm, da nổi bông tím, mạch 88 lần/phút, huyết áp 60/40mmHg… bệnh viện đã điều trị chống sốc, dùng thuốc vận mạch, bù dịch điện giải, kháng sinh, bệnh nhân đã tạm ổn …”, vậy mà tại bài trước lại đặt ra nghi vấn “Vậy tại sao khi bệnh nhân dang bị sốc, huyết áp bị tụt, bệnh viện không điều trị nội khoa để huyết áp ổn định mới có thực hiện ca phẫu thuật”. Với góc nhìn của người biên tập, Ngài đánh giá sao về cách viết tiền hậu bất nhất như vậy.


Một trong rất nhiều đánh giá của các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực y tế về nhà báo Hồ Quang và báo điện tử Một Thế Giới

Trong tình huống sốc nhiễm trùng có ổ mủ như vậy, nguyên tắc xử trí được cả thế giới đồng thuận trong Surviving Sepsis Campaine 2012 là phải bao hàm cả giải quyết ổ nhiễm khuẩn đồng thời với việc sử dụng kháng sinh và đảm bảo tuần hoàn. Trong bài phỏng vấn bác sĩ Tước có trả lời rõ: “Chỉ những trường hợp quá đặc biệt, quá nặng đến mức điều trị kháng sinh không kịp buộc phải mổ cấp cứu để lấy ổ mủ ra thì khả sống sót là rất thấp”. Như phần trích dẫn của bác sĩ Thịnh, nguy cơ tử vong của ca bệnh tương tự bệnh nhân Hu này tại Mỹ là 76%, tức là 100 người mắc sẽ chỉ có 24 người sống sót (và có thể nhiều trong số đó có các di chứng). Bệnh viện Củ chi đã giải quyết đúng tình huống “quá đặc biệt, quá nặng” trên và cứu sống bệnh nhân. Nhưng Phóng viên Hồ Quang của ngài lại kết luận thay Hội đồng chuyên môn và cả Hội nghị đồng thuận của cả thế giới rằng “Chẳng ai phẫu thuật như thế”.

Cảm ơn Ngài về ý định tốt đẹp mong chúng ta ngồi lại với nhau giúp bệnh nhân giải tỏa bớt nỗi đau của cả phía bệnh nhân lẫn sức ép tâm lý của phía bệnh viện và các bác sĩ. Ngoài phóng viên Hồ Quang, dù không Hội đồng chuyên môn nào khẳng định bệnh viện Củ chi làm sai. Nhưng dưới sức ép của báo Ngài, họ cũng đã nghiến răng bỏ ra 60 triệu để cho yên chuyện. Nghề Y một khi trong tâm thế căng thẳng, chịu áp lực dư luận thì rất khó có thể tiếp tục làm tốt, nên việc họ chấp nhận bỏ tiền mua lấy sự yên thân cũng không quá đáng ngạc nhiên. Nhưng nếu Ngài có nhiều bạn bè trong ngành Y, chắc ngài hiểu với đồng lương bác sỹ, y tá, 60 triệu có nghĩa là nhiều thầy thuốc sẽ phải bớt đi hộp sữa cho con, cái quần của vợ trong nhiều tháng tới.

Xin Ngài hiểu cho rằng: Một bác sĩ dù xấu xa nhất cùng chỉ không cứu giúp người khác khi họ cần chứ không bao giờ cố tình gây thêm nỗi đau cho người khác. Phóng viên Hồ Quang bằng sự quy chụp chủ quan đã chủ tâm khía vào nỗi đau của nhiều thầy thuốc, những người đã nỗ lực hết sức chỉ để cứu bệnh nhân không chết. Ngài có nghĩ rằng sau những bài báo như vậy thì nhiều thầy thuốc khắp nước Việt Nam này, khi đứng trước bệnh nhân tương tự bệnh nhân Hu sẽ chọn giải pháp an toàn là chỉ điều trị nội khoa và nhìn bệnh nhân chết dần chứ không dám nỗ lực cứu người để rồi bản thân mình mang họa. Và liệu rằng những bài báo tương tự sẽ giúp giảm đi nỗi đau của bệnh nhân, sự day dứt của thầy thuốc hay làm bệnh nhân chết nhiều hơn, thầy thuốc day dứt khổ sở hơn vì có thể cứu giúp người bệnh mà không dám cứu.

Kính chúc Ngài mạnh khỏe, minh mẫn và làm tốt hơn công việc biên tập để Quý báo trở thành tờ báo tốt.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương
Theo bacsinoitru.vn

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x