Tinh Hoa

Trẻ nhỏ thích ăn đồ ngọt có nguy cơ mắc chứng cận thị cao

Mỗi một loại đồ ngọt đều có sức hấp dẫn vô cùng đối với trẻ nhỏ. Và “ăn kẹo hư răng” thường được bố mẹ dùng làm lý do chính để từ chối yêu cầu của trẻ. Tuy nhiên, tác hại của đồ ngọt không chỉ có thế, nó còn có thể khiến trẻ dễ bị cận thị, và mắc nhiều chứng bệnh khác.

Bé bị cận do anh nhiều đồ ngọt (Ảnh: internet).

Mới 3 tuổi, cháu đã phải đeo mắt kính!

“Chú ơi, cháu lại tới nữa rồi!”. Cô bé 5 tuổi tên Minh vừa vào cửa liền lớn tiếng gọi bác sĩ.

Mẹ Minh nói: “Lúc Minh 3 tuổi nhìn cái gì cũng đều phải híp mắt lại, đi đến bệnh viện kiểm tra, phát hiện bị cận thị, từ đó trở đi liền phải đeo mắt kính. Hai năm qua, số độ lại tăng, hiện tại đã là 3,00 độ rồi. Tôi không cận thị, bố nó cũng không cận thị, không biết con tôi làm sao mà nhỏ thế này đã cận thị rồi? Còn chưa đi học đã bị cận thị rồi, đường đời về sau còn dài, không biết phải đi đứng thế nào đây?”.

Bác sĩ giải thích: “Nguyên nhân chủ yếu của việc trẻ nhỏ bị cận thị là sử dụng mắt không khoa học, xem tivi, dùng máy tính trong thời gian quá dài, mỗi ngày phần lớn là từ 2-3 giờ đồng hồ trở lên. Còn có một nguyên nhân trọng yếu chính chính là ăn đồ ngọt quá nhiều”.

Các loại kẹo nhiều màu sắc, hình dạng luôn hấp dẫn trẻ (Ảnh: internet).

Ăn quá nhiều đường ngọt có nguy hại gì?

  1. Ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết

Kẹo hoặc đồ ngọt đều chứa hàm lượng đường lớn, nhiệt lượng cao, ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì. Sau khi bị béo phì, trẻ còn có thể mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

Ăn đồ ngọt quá mức còn có thể gia tăng gánh nặng cho tuyến tụỵ. Cơ thể bị tình trạng đường huyết tăng cao trong thời gian dài, sẽ dẫn tới phá vỡ hệ thống cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể lúc ban đầu, bài tiết quá nhiều glucose, cuối cùng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhất là những đứa trẻ mà trong dòng họ có chứng bệnh tiểu đường di truyền thì càng phải chú ý ít ăn đồ ngọt, và vận động nhiều.

  1. Cận thị

Ăn kẹo liên quan mật thiết với cận thị

Trong khi điều tiết lượng đường trong cơ thể người, cần bổ sung lượng lớn Vitamin B1, đồng thời cũng giảm hàm lượng canxi trong cơ thể.

– Vitamin B1 có tác dụng bảo vệ đối với thần kinh thị giác, hàm lượng của nó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của hệ thần kinh này.

– Canxi là “thành phần bảo vệ” của tổ chức bộ phận mắt, thiếu canxi không chỉ sẽ tạo thành lực đàn hồi của võng mạc mắt bị giảm xuống, tăng áp lực lên thủy tinh thể, đường kính trước sau của nhãn cầu bị kéo dài, ảnh hưởng đến tính bền bỉ của nhãn cầu, khiến người ta dễ bị cận thị.

Ăn kẹo quá nhiều còn có thể khiến cho số độ cận thị tăng cao. Bởi vì khi ăn kẹo quá nhiều, đường máu tăng cao, áp lực thẩm thấu của dịch thể cũng hạ tương ứng, vì vậy dịch thẩm thấu của nhãn cầu thấm vào thuỷ tinh thể, khiến cho thuỷ tinh thể biến hình.

  1. Dinh dưỡng không đầy đủ

Kẹo, chẳng phải đồ ngọt có nhiệt lượng cao lắm sao? Sao vẫn còn thiếu dinh dưỡng nữa? Kỳ thực, nhiệt lượng cao và thành phần dinh dưỡng vốn là hai vấn đề tách bạch!

Bởi vì đường chỉ có thể cung cấp nhiệt, chứ không có giá trị dinh dưỡng khác. Dùng đường quá nhiều mỗi ngày, chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác sẽ giảm, dẫn đến thiếu hụt protein, vitamin, khoáng chất trong cơ thể, rất dễ tạo thành dinh dưỡng mất cân bằng.

Nhiều đứa trẻ ăn nhiều đồ ngọt, liền không muốn ăn cơm. Nếu vô tình trẻ bị sâu răng, cơn đau trong khi nhai thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, thời gian lâu dần, sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

  1. Tính cách quái gở
Trẻ lập dị (Ảnh minh họa: internet).

Có một số đứa trẻ chẳng những tính cách thất thường, lập dị, hơn nữa hiếu động thái quá, khả năng chú ý không tập trung, nên thành tích học tập cũng không tốt. Một nghiên cứu phát hiện, những đứa trẻ xuất hiện triệu chứng tương tự như trên có một bộ phận tương đồng là có liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều đồ ngọt.

Từ góc độ y học mà giải thích, nếu cơ thể quá nhiều đường, acid pyruvic, acid lactic và các chất chuyển hóa khác sẽ được tăng lên đáng kể, lúc này bạn cần phải tiêu thụ một lượng lớn vitamin B1 để thúc đẩy sự bài tiết các chất chuyển hóa. Vitamin B1 trong cơ thể không tự nhiên tổng hợp được, toàn bộ là thu được từ thực phẩm, trẻ em kén ăn thì khó có thể thu được vitamin B1 trong thức ăn. Khi thiếu vitamin B1, chất carbohydrate chuyển hóa thành pyruvic acid sẽ tích lũy trong não rất nhiều, từ đó sẽ tạo thành tính cách dị thường của trẻ.

  1. Giảm sức miễn dịch, ảnh hưởng giấc ngủ

Nghiên cứu gần đây phát hiện, đồ ngọt sẽ giảm sức miễn dịch của cơ thể.  Trong những trường hợp bình thường, năng lực bình quân ứng phó với vi khuẩn gây bệnh của một bạch cầu trong huyết dịch của cơ thể người là 14; sau khi ăn đồ ngọt chỉ số này giảm còn 10; sau khi ăn một miếng điểm tâm có đường thì con số sẽ là 5; sau khi ăn một miếng kem chocolate sữa chúng ta chỉ còn 2. Có thể thấy được, đồ ngọt ảnh hưởng nhất định lên hệ miễn dịch.

Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt cũng có những ảnh hưởng không tốt đối với giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu từng tiến hành điều tra trên 1.000 trường hợp rối loạn giấc ngủ, phát hiện trên 87% số người trong đó thích ăn đồ ngọt.

Trẻ nhỏ rất đáng yêu, cần được định hướng chăm sóc sức khỏe đúng cách của người lớn (Ảnh: internet).

Như thế nào để cho trẻ nhỏ ít ăn đồ ngọt?

Không nên đặt hộp, chai đựng đồ ngọt trong tầm mắt hoặc tầm với của trẻ.

Ăn đồ ngọt trước bữa cơm dễ làm giảm sự thèm ăn của trẻ, ăn đồ ngọt sau khi ăn sẽ gia tăng việc hấp thu nhiệt lượng. Ngoài ra việc ăn đồ ngọt trước khi ngủ thì dễ khiến trẻ mắc các bệnh về răng.

Có thể tìm kiếm một số thực phẩm lành mạnh khác thay thế chocolate, kẹo cùng bánh ngọt vốn là đồ ăn ngọt có lượng ca-lo cao, ví dụ nước ép trái cây tinh khiết, nho khô các loại…, từ từ làm loãng mùi vị, dần dần ít cho trẻ ăn đồ ngọt.

Vào giai đoạn đầu trong thời kì phát triển của trẻ chính là lúc cần phải khống chế lượng đường hấp thu vào cơ thể. Nói một cách thông thường, lượng đường hấp thu trong ngày không thể vượt qua 0,5g/1kg cân nặng. Có nghĩa là, nếu như thể trọng của trẻ là 10kg, thì lượng đường hấp thu mỗi ngày của trẻ không vượt quá 5 gram, tương đương với một nửa viên kẹo được bán ngoài thị trường.

Quả thực ăn nhiều đồ ngọt mang lại tác hại vô cùng nguy hiểm.

Hoàng Sâm, dịch từ kannewyork.com