Hội chứng bàn chân bẹt là một di tật khá phổ biến với 30% dân số thế giới mắc phải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ.
Dị tật bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân bằng phẳng một cách bất thường thay vì có dạng hình vòm khi đứng, do cung dọc của bàn chân có hiện tượng sụp xuống và trải phẳng, làm cho gần như toàn bộ gan bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Nó có thể gây ra khó khăn trong quá trình di chuyển và các vấn đề sức khỏe.
Tất cả trẻ sơ sinh đều có bàn chân không có vòm, hay còn gọi là bàn chân bẹt. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân được hình thành. Cùng với hệ thống dây chằng, vòm bàn chân giúp cho chúng ta có thể chịu lực, cân bằng, đi đứng nhẹ nhàng. Nó cũng giống như bộ giảm xóc, giúp giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển.
Bác sĩ – Tiến sĩ y khoa nổi tiếng Willie Ong đã nói trong vlog rằng, bàn chân bẹt là nguyên nhân khiến hầu hết mọi người bị đau nhức xương khớp.
Vì người có bàn chân bẹt khi đi lại thì phần cạnh trong của bàn chân (phần vòm) có khuynh hướng áp xuống đất, dần dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng. Khi vận động chạy nhảy hoặc chơi thể thao, họ dễ bị té hoặc gặp chấn thương vì bàn chân không đủ linh động khi chạm đất, cùng lúc gót vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân, khớp gối cũng bị ảnh hưởng.
Đôi khi bàn chân bẹt sẽ dẫn đến đau đớn cho người bệnh, vì nó có thể gây lệch trục cột sống khiến người bệnh đau nhức liên tục kéo dài như tình trạng đau nhức khớp cổ chân, khớp bàn chân, khớp gối, khớp háng, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng làm biến dạng, vẹo cột sống, đau lưng và cổ.
Vì vậy, khi cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, bạn hãy tiến hành kiểm tra đôi bàn chân của mình.
Còn các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa nếu phát hiện triệu chứng của tật (trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất). Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.
Nếu nhận thấy chân bị dị tật, bạn có thể thử những bài tập sau đây để khắc phục:
- Lăn một quả bóng tennis hoặc một quả bóng cao su dưới lòng bàn chân, nhằm giúp các dây chằng được giãn ra.
- Bạn cũng có thể sử dụng con lăn massage chân để thư giãn dây chằng.
- Massage đôi chân trong khoảng 10-15 phút
- Cuộn bàn chân như hình chữ “C” và giữ nguyên trong 5 giây. Thực hiện động tác này khoảng 10 lần.
- Duỗi gót chân trong khoảng 10 giây, thực hiện 3 lần. Bạn có thể bước lên cầu thang hoặc ghế để thực hiện động tác này. Đầu tiên bước 1 chân lên bậc thang, rồi bước tiếp chân cần duỗi gót lên nhưng chỉ đặt phần đầu bàn chân trên bậc thang, rồi hạ gót xuống một góc 20 độ như hình.
- Nâng gót chân (nhón gót chân) 20 lần một ngày, để tiếp thêm năng lượng cho chúng và làm cứng các cơ của lòng bàn chân.
- Nâng ngón chân của bạn lên để tập thể dục cơ.
- Dùng ngón chân vê khăn.
- Nâng bàn chân lên mà gót vẫn chạm sàn, thực hiện 20 lần.
- Kiểm tra sự ổn định của các ngón chân thông qua việc đảm bảo các ngón cách xa nhau ở một khoảng cách nhất định.
Video hướng dẫn 7 cách khắc phục bẹt chân:
Cách phòng tránh dị tật bàn chân bẹt ở trẻ
Đầu tiên, bố mẹ nên mua giầy có vòm bên trên, không cho con đi sandal hay giầy dép không được hỗ trợ vòm chân.
Thứ hai, bố mẹ không nên cho con đi chân đất nhiều trên mặt phẳng cứng hoặc phải cho con đi giày, dép có hỗ trợ vòm bàn chân khi tập đi.
Bố mẹ cần chú ý những vấn đề nhỏ từ giày, dép, sinh hoạt hàng ngày bởi sau 2-3 tuổi, trẻ sẽ hình thành vòm chân tự nhiên, điều này rất quan trọng.
Uniwriter