Tinh Hoa

Tranh minh họa về Gulag – Trại lao động cưỡng bức khét tiếng tàn bạo thời Liên Xô

Danzig Baldaev, một cựu cảnh sát Liên Xô đã bí mật vẽ lại những cảnh hành quyết, bức hại, tra tấn dã man,… mà ông từng chứng kiến trong hệ thống Gulag, hệ thống trại lao động cải tạo khét tiếng tàn bạo dưới thời Stalin.

Phương thức hành quyết nạn nhân ở Bắc Băng Dương. Hình ảnh từ cuốn sách “Tranh vẽ về Gulag” của Danzig Baldaev.

Sự tàn bạo của Gulag, hệ thống trại lao động cải tạo ở Liên Xô trong thời kỳ Stalin, đã được một số sử gia và những người sống sót ghi chép lại. Chẳng hạn như cuốn sách “The Gulag Archipelago” (Quần đảo Gulag) được xuất bản năm 1973 của nhà văn người Nga Aleksandr Solzhenitsyn thuật lại chi tiết những gì một số nhà bất đồng chính kiến đã phải trải qua trong các trại giam.

Hay nhà sử học Robert Conquest cũng đã viết những tác phẩm như “The Great Terror” (Đại khủng bố) (1968) vào thời điểm nhiều người không được biết sự thật và đã làm giảm quy mô cũng như mức độ tội ác chống lại nhân loại của chính quyền Liên Xô.

Tuy nhiên, những hành động khủng bố ảnh hưởng tới hàng chục triệu người này dần bị lãng quên theo thời gian. Đã nhiều thập kỷ trôi qua kể từ thời điểm cái chết của Joseph Stalin và những hành động ngược đãi tồi tệ nhất của nhà nước Xô viết diễn ra. Ngày nay, trong số hàng ngàn trại lao động ở các khu vực rộng lớn của Siberia và các vùng sâu vùng xa khác, chỉ có một trại lao động được giữ lại cho công chúng xem.

Một tù nhân tuyệt thực để phản kháng đang bị tra tấn bằng cách bức thực. Hình ảnh từ cuốn sách “Tranh vẽ về Gulag” của Danzig Baldaev.

Danzig Baldaev sinh ra ở thành phố Ulan Ude, Siberia năm 1925. Ông đã quan sát kỹ càng và vẽ lại những tội ác gây ra cho hàng triệu đồng bào của mình, những người được dán nhãn là “kẻ thù của nhân dân”.

Năm 1988, Baldaev hoàn thành việc ghi lại những gì ông từng chứng kiến. Tư liệu đó sau này được Nhà xuất bản Fuel có trụ sở ở U.K. biên tập và xuất bản dưới tên “Drawings from the Gulag” (Tạm dịch: Tranh vẽ về Gulag). Phong cách nghệ thuật của Baldaev cân đối một cách thực tế, với những đường nét đậm nhạt toát lên cảm giác như một cuốn tiểu thuyết đương đại sinh động.

Cuốn sách “Tranh vẽ về Gulag” gồm hơn 100 bức ảnh, miêu tả những vụ hành hình, giết người bằng rìu, tra tấn tình dục tàn bạo, và các phương thức tra tấn dã man khác do chính quyền Xô Viết gây ra. Baldaev cũng cung cấp những chú thích để miêu tả bối cảnh cho các bản vẽ của ông và thêm vào đó thân thế của các nạn nhân và thủ phạm.

>>> Câu chuyện có thật chấn động: Hành vi thú tính man rợ hãm hiếp bé gái 9 tuổi đến tàn phế

Cha của Baldaev là một người trí thức bị thanh trừng vào năm 1938. Kết quả là Baldaev trở thành trẻ mồ côi và bị đưa đi phục vụ cho nhà nước Xô viết. Ông đã phải chiến đấu trong suốt Thế Chiến II và cuối cùng tham gia vào hệ thống Gulag với tư cách là một quân nhân trong trại. Dưới đây là bức ảnh cho thấy vào thời điểm đó, ông là một người lính gốc Á đang đứng cạnh một chú chó Siberia.

Danzig Baldaev, tác giả của những bức tranh minh họa về Gulag. (Ảnh: Fuel Design)

Vì từng là lính canh và cảnh sát, nên Baldaev có thể tận mắt chứng kiến phần lớn sự khủng bố của bộ máy nhà nước này. Ông đã bí mật vẽ lại những gì mình thấy dưới dạng những bản phác thảo mà chỉ mình ông có thể hiểu và cất giữ chúng cho sau này. Chờ khi cơ hội đến, ông sẽ biến chúng thành những bức vẽ minh họa hoàn chỉnh.

Những hành động tra tấn và ngược đãi mà Baldaev miêu tả trong các bức vẽ đã xảy ra cách đây nửa thế kỷ, nhưng đối với hàng triệu tù nhân lương tâm bị Đảng Cộng sản Trung Quốc và Bắc Triều Tiên giam giữ ngày nay, những Gulag này vẫn đang tồn tại.

>>> 5 nhà lãnh đạo châu Á tàn bạo nhất trong lịch sử

Một số hình ảnh từ cuốn sách “Tranh vẽ về Gulag” của Danzig Baldaev:

Hành quyết nạn nhân bằng rìu.

Nhiều trẻ em là con cái của các tù nhân trong trại giam Gulag đã bị tách khỏi bố mẹ và đưa vào trại trẻ mồ côi – bao gồm cả Danzig Baldaev. Do tình trạng quá tải và coi rẻ sinh mạng những đứa trẻ này, nhiều em đã bị bắn chết. 

Những nữ tù nhân ở Gulag, thường là người nhà của những người bị dán nhãn là “kẻ thù của nhân dân”, sẽ là đối tượng bị tra tấn và lạm dụng tình dục.

Hệ thống gulag đã nuôi dưỡng một kiểu tội ác tàn bạo, khơi nguồn cho các băng nhóm Mafia Nga ngày nay. Ngoài cung cấp các thông về hệ thống Gulag, Baldaev còn vẽ lại các hình xăm của quân lính trong nhà tù. 

Theo Epoch Times