Tranh biếm họa về cuộc sống thời bao cấp
7 năm trước
“Thương nhớ thời bao cấp” là sách tranh của 2 họa sĩ có tiếng Thành Phong và Hữu Khoa vừa ra mắt độc giả, tuyển tập gồm tranh biếm họa về cuộc sống thời bao cấp với những câu nói ‘cửa miệng’ của người Việt dưới dạng thơ, vần, vè quen thuộc mà đến giờ nhiều người vẫn nhớ.
Trong mắt các cô gái xưa, chàng trai lý tưởng, “đáng mặt” đàn ông phải có thắt lưng và “pha-vơ-rít” (Favorite – loại xe của Tiệp Khắc cũ). “Pha-vơ-rít” được ví như đồ “hàng hiệu” của dân chơi thời bao cấp. Cán bộ xuống làng thị sát dân tình thì tỏ ra quan tâm cuộc sống của người dân và hứa sẽ giúp đỡ… nhưng khi về thì lại quên hết như chưa từng gặp… Trong suốt thời bao cấp, giá cả tăng hàng ngày, đồng tiền mất giá, lương của sĩ quan hạn hẹp. Người lính từ bậc đại tá trở xuống đều phải ra ngoài, kiếm thêm thu nhập bằng những công việc như vá xe, bán chè đỗ đen… Bức tranh minh họa “thần tượng đi tây thời bao cấp” – những người sang nước Nga học tập và làm việc. Khi đi, họ chỉ mang vật dụng gọn nhẹ, đơn giản. Khi về, họ xách đủ vật dụng lỉnh kỉnh – hàng “hot” thời bao cấp như: bàn là, nồi áp suất… Bức tranh phác họa khung cảnh thời bao cấp, đàn ông được phân phối vải, giày dép và đôi khi cả áo may ô. Từ đó, dân gian có câu than rằng: “Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”. Bên cạnh tiếng cười về lối sinh hoạt thường nhật, nạn quan liêu, tham nhũng tràn lan cũng được dân gian chế nhạo qua ca dao. “Ghế thì ít, đít thì nhiều”, phản ánh nạn chạy quyền chức, tranh giành địa vị trên quan trường của bộ phận người học hành kém cỏi chuyên dựa vào mối quan hệ và tiền bạc để thăng tiến. Thành ngữ từ thời bao cấp phản ánh một thực tế phổ biến ở nhiều cơ quan, xí nghiệp nhà nước khi mà ai cũng cảm thấy mình rất “to” trong cơ chế quan liêu nhiều cửa, nhiều con dấu. Thủ trưởng đồng ý nhưng người giữ kho không nhất trí thì việc vẫn còn lâu mới giải quyết được. Ca dao hài hước, có lẽ do lái xe đường dài, dân buôn chuyến chế ra, cũng có thể xuất xứ từ Nghệ An, Hà Tĩnh nơi sản xuất ra kẹo ‘cu đơ’ – loại kẹo đặc sản địa phương, gồm bánh đa, lạc đường và mật. Thành ngữ đôi khi được viết tắt thành CCCC, hơi giống CCCP là tên viết tắt của Liên Xô, mô tả thực tế trong thời kỳ bấy giờ chính là vấn nạn “con ông cháu cha” trong các cơ quan, xí nghiệp nhà nước. Dị bản: “con cháu các cụ cả.” Giữa đường Thiếu Tá bán kem, về hưu Đại Úy thổi kèn đám ma. Thời đó, được cán bộ khuyến khích đóng góp ý kiến để xây dựng, nhiều người thẳng thắn góp ý, nhưng sau đó lại bị bắt vì tội “dám nói thật”. Ngày nay nhiều người vẫn giữ yên lặng để được an toàn cho bản thân thay vì dám nói thẳng cũng là bắt nguồn từ kinh nghiệm xương máu thời đó. Lái xe đi nhiều, từng trải; gái trường Y biết nhiều trong thời kỳ kiến thức và giáo dục giới tính còn chưa phổ cập. Ý muốn châm biếm sự kết hợp của họ sẽ là một cặp dạn dĩ, ghê gớm.
Chúc Di (t/h)