Mặc dù các cuộc tấn công chính trị mạnh mẽ thường diễn ra bằng lời lăng mạ và các cáo buộc liên quan đến hành vi sai trái giữa hai bên đối thủ, nhưng có một truyền thống lâu đời của người Mỹ vẫn luôn được giữ vững đó là không tấn công trẻ vị thành niên.
>>> Thượng viện Mỹ xác nhận ông Kavanaugh làm thẩm phán Tối cao Pháp viện
Tuy nhiên gần đây, một người vẽ tranh biếm họa theo cánh tả đã vi phạm truyền thống này bằng cách: Nhạo báng con gái 10 tuổi của vị thẩm phán tòa án tối cao Judge Brett Kavanaugh trong lúc cô bé đang cầu nguyện.
Tác giả bức tranh biếm họa – Chris Britt mô tả cô con gái Liza của Kavanaugh cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa xin tha thứ cho người cha nóng nảy, dối trá và nghiện rượu của con, vì ông đã tấn công tình dục Tiến sĩ (Christine) Ford”.
Thật không may, đây là một dấu hiệu khác của tình trạng đáng buồn xung đột chính trị không biên giới ngày nay. Trung thực mà nói, phép xã giao thông thường và phép lịch sự cơ bản của con người đã bị sa lầy, theo Fox News.
Bất kể cuộc chiến chính trị dữ dội như thế nào, tất cả chúng ta đều đồng ý rằng con trẻ của những người bị tấn công nên được đặt sang một bên và được đối xử như những người nằm ngoài cuộc chiến.
Ý tưởng của bức tranh biếm họa của Britt bắt nguồn từ lời tuyên bố của Thẩm phán Kavanaugh tại buổi điều trần trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện.
“Ngày hôm nay tôi thề rằng, dưới lời tuyên thệ, trước Thượng viện và trước cả nước, trước gia đình và trước Thượng đế, tôi vô tội trước cáo buộc này”, ông nói và kể lại rằng con gái ông đã đề xuất gia đình ông cầu nguyện cho bà Ford, khi ông nói về thân phụ ông, và khi ông đề cập đến những người bạn nữ vốn tập hợp lại để ủng hộ ông.
Tiến sĩ Christine Blasey Ford, giáo sư tâm lý đại Đại học Palo Alto ở California cáo buộc ông Kavanaugh trong lúc say rượu đã tấn công bà và tìm cách cởi quần áo của bà tại một buổi tiệc ở bang Maryland, khi đó ông Kavanaugh mới 17 tuổi và bà Ford mới 15 tuổi vào năm 1982.
Tuy nhiên, ông Kavanaugh đã kịch liệt đáp trả rằng mình không bao giờ tấn công tình dục bà Ford hay bất cứ một người phụ nữ nào.
Ông cũng phủ nhận lời cáo buộc trong bức tranh biếm họa của ông Britt rằng: Kavanaugh là “một người nghiện rượu, nóng nảy”.
Quan trọng hơn là trong báo cáo mới của FBI được các thượng nghị sĩ xem xét vào ngày 4 và 5/10 khẳng định: Cơ quan này hoàn toàn không tìm thấy nhân chứng hoặc bất cứ bằng chứng nào chứng thực lời cáo buộc của bà Ford rằng ông Kavanaugh đã tấn công tình dục bà.
Ngay cả Ủy ban tư pháp và những nhà báo điều tra hàng đầu nước Mỹ cũng không tìm thấy bằng chứng nào. Họ đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm và sao lưu các lời cáo buộc của bà Ford.
Riêng với ông Chris Britt, tác giả Bruce Riley Ashford của tờ Fox News muốn nói ba điều:
Đầu tiên, ông nên xấu hổ vì đã chế nhạo lời cầu nguyện trước khi ngủ của một đứa trẻ dành cho cha của mình.
Thứ hai, ông giả định rằng Thẩm phán Kavanaugh là một “kẻ nóng nảy, dối trá”, một người phạm tội tấn công tình dục và tuyên bố ông ta có tội trước khi Kavanaugh có thể chứng minh mình vô tội. Điều này vi phạm khái niệm cơ bản nhất về sự công bằng trong hệ thống pháp luật của Mỹ.
Thứ ba, nếu ngày mai một người bước về phía trước và cáo buộc ông đã có hành vi phạm tội trong những năm tháng trung học hoặc đại học mà không hề có bất kỳ một bằng chứng nào, thì ông có nên bị lên án và bị mất việc hay không? Ông có nên bị cấm nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong suốt cuộc đời còn lại của mình? Liệu mọi người có nên tự động tin rằng bất kỳ lời cáo buộc nào chống lại ông mà không hề có bằng chứng đều là sự thật? Và khi này chúng ta sẽ không thể đặt ra câu hỏi?
Rõ ràng ông Chris Britt không phải là người duy nhất. Hành động kiểu này này đã trở nên phổ biến khi nhiều chính trị gia chế giễu đức tin tôn giáo của mọi người và sử dụng nó để ghi điểm chính trị.
Thời gian gần đây chúng ta đã trải qua hàng loạt các sự kiện tương tự như thế khi bình luận viên thể thao của kênh NBC – Tony Dungy bị chỉ trích vì tán dương đức tin của người giành giải thưởng Super Bowl MVP – tiền vệ Nick Foles.
Chúng ta cũng đã trải qua một điều tương tự khi đám đông truyền thông xã hội xúc phạm các Kitô hữu, những người đã cầu nguyện cho công chúng sau hàng loạt các vụ nổ súng, thảm họa thiên nhiên và nhiều sự kiện thảm khốc khác.
Mặc dù bất cứ ai cũng có quyền theo thuyết vô thần, cũng như họ có quyền tin rằng lời cầu nguyện chỉ là một nghi thức ngớ ngẩn, vô dụng, nhưng mọi người nên tôn trọng niềm tin tôn giáo chân thành của người khác, ngay cả khi bản thân không tin vào điều đó.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là thực tế cho thấy thái độ khiếm nhã không chỉ giới hạn ở những người vẽ tranh biếm họa mà nó còn xuất hiện ở những người lưỡng đảng.
Một ví dụ điển hình là cựu Tổng thống Barack Obama đã cho phép mình loại bỏ một dạng người Mỹ, đó là những người bảo thủ ở tầng lớp lao động, những người thường chỉ biết bám lấy khẩu súng cùng niềm tin tôn giáo để giải quyết những nỗi thất vọng của mình.
Một ví dụ khác chính là ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Trong buổi phát biểu gây quỹ ở New York ngày 9/9/2016, bà gọi những người ủng hộ ứng cử viên Đảng đối thủ Cộng hòa Donald Trump là “cái rổ của những người tồi tệ”.
Dường như không chịu thua kém, ông Trump cũngtừng xúc phạm nhiều người nhập cư bất hợp pháp đến từ Mexico là những kẻ hiếp dâm mang tội phạm đến đất nước chúng ta.
Không chỉ có thế, ngày nay nhiều người Mỹ có thể dễ dàng gửi những lời bình luận khiếm nhã của mình trên các trang tin tức và blog chính trị, hoặc tại khu vực “cập nhật trạng thái” trên tường Facebook của mình. Đó đều là lời nói thô tục, vô nhân đạo và đầy tính hận thù đối với các công dân, nhà báo và chính trị gia, Ashford bình luận.
Đặc biệt, các diễn ngôn công khai của Mỹ thường trở thành một hành vi rối loạn chức năng, nơi mọi người xúc phạm nhau thay vì đưa ra ý tưởng tốt đẹp.
Dường như họ luôn có xu hướng muốn tham gia vào các cuộc đối đầu đầy thách thức và giận dữ hơn là tìm cách thỏa hiệp và đưa ra giải pháp cho những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt mỗi ngày.
Hầu hết chúng ta đều là những người đồng lõa bằng cách này hoặc cách khác. Vì vậy mỗi chúng ta phải tự chịu trách nhiệm theo những cách riêng của mình.
Mọi người nên nhớ rằng việc duy trì tình trạng hiện tại cùng với các cuộc chiến tranh chính trị sẽ làm suy yếu hơn nữa nước Mỹ. Nó là đại diện của sự thất bại hoành tráng tại thời điểm này và chứng minh tầm quan trọng của những cuộc thử nghiệm ở Mỹ.
Vì vậy, đây không phải là lúc để các chính trị gia phục hồi sức mạnh và lịch sử của những cuộc tranh luận chính trị quốc gia.
Sự thật là nhiều người trong số các quan chức được bỏ phiếu ở Mỹ là những người đi săn phiếu thăm dò ý kiến. Họ cũng là những người đọc các giải pháp phân tích trên các ứng dụng web và di động thuộc sở hữu của IBM. Tất cả họ đều bắt đầu hành động vì nghĩ rằng người Mỹ muốn họ cư xử như kẻ ngốc và các chiến binh đường phố Hoa Kỳ.
Bởi thế cho nên sự thay đổi phụ thuộc vào những công dân nước Mỹ, những người có thể thay đổi cách nói năng và hành động mang đầy tính thách thức trong quảng trường công cộng.
Theo đó, sự thay đổi sẽ phụ thuộc vào mỗi người khi họ thể hiện thiện chí đối với những người mà mình không đồng tình.
Ngoài ra người Mỹ có thể tạo nên sự thay đổi bằng cách ngừng bỏ phiếu cho các chính trị gia, hoặc quyên góp cho các nhóm chính trị làm suy yếu sức khỏe quốc gia một cách lâu dài.
Nếu chúng ta thực hiện những bước làm này, thì có lẽ các chính trị gia sẽ bắt đầu hành xử một cách xứng đáng hơn với người Mỹ. Họ cũng trở nên có trách nhiệm hơn với thế giới của loài người.
Đồng thời hành động của chúng ta còn để xác định rằng sự suy thoái của đất nước vĩ đại sẽ không tiếp tục diễn ra.
Tác giả: Bruce Riley Ashford
(Bruce Ashford là hiệu trưởng Trường Thần học Baptist Đông Nam)
>>> Người ủng hộ ca ngợi sự cứng rắn của Tổng thống Trump trong đàm phán thương mại
Tú Văn, theo Fox News