Từ đầu năm 2016 đến nay, hàng loạt những quan chức cấp cao của Trung Quốc đã lần lượt ngã ngựa trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Nhiều người trong số đó đã bị xử lý bí mật, 26 quan chức cấp tỉnh khác đã nhận tội và đang chờ phán quyết.
Ngày 30/9, Vạn Khánh Lương – nguyên Bí thư thành ủy thành phố Quảng Châu bị tuyên án tù chung thân; Vương Mẫn – Bí thư thành ủy thành phố Tế Nam lần lượt bị phán 12 năm tù. Còn trước mắt thì ông Đỗ Thiện Học – nguyên phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây và ông Thù Hòa – nguyên phó Bí thứ tỉnh Vân Nam cùng với 26 quan chức cấp tỉnh khác trong năm nay đã bị phúc thẩm và đã nhận tội trước tòa, đang chờ đợi phán quyết.
Theo báo cáo trên trang mạng Tài Tân, ba quý đầu năm 2016 đã có 8 quan chức cấp cao bị tuyên án phạt, gồm cả Vạn Khánh Lương, Vương Mẫn trong đó, 6 người khác là Lệnh Kế Hoạch, Quách Bá Hùng, Dương Cang, Ký Văn Lâm, Đàm tây Vĩ, Lý Đông Sinh.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay đó có 26 quan chức cấp cao địa phương khác bị xét xử, gồm: Thù Hòa, Tư Hâm Lương, Dương Vệ Trạch, Mao Tiểu Binh, Đàm Lực, Trần Thiết Tân, Hàn Tiên Thông, Bạch Ân Bồi, Lật Trí, Trương Lực Quân, Hàn Học Kiện, Tần Ngọc Hải, Lục Võ Thành, Lương Tân, Cảnh Xuân Hoa, Tùy Phụng Phú, Tiêu Thiên, Tôn Triệu Học, Từ Cang, Từ Kiện Nhất, Thân Duy Thần, Kim Đạo Danh, Nhiếp Xuân Ngọc, Bạch Vân, Trần Xuyên Bình, Đỗ Thiện Học, họ đều nhận tội, hối lỗi ngay trước tòa, đang chờ đợi tòa tuyên án. Những người đó phần nhiều là quan chức thuộc phe cánh Giang Trạch Dân hoặc có quan hệ mật thiết với phe cánh họ Giang.
Trong đó, Thù Hòa – cựu phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vân Nam bị tố cáo, lợi dụng khoảng thời gian đảm nhiệm Thường ủy tỉnh ủy tỉnh Vân Nam, Bí thư thành ủy thành phố Côn Minh, phó Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vân Nam, đã nhận hối lộ phi pháp, với tổng số tiền lên đến trên 24 triệu Nhân dân tệ (gần 80 tỷ VNĐ). Ông Dương Vệ Trạch – cựu Bí thư thành ủy Nam Kinh bị tố cáo trong thời gian nhậm chức Thường ủy tỉnh Giang Tô, Bí thư thành ủy thành phố Vô Tích, Bí thư thành ủy thành phố Nam Kinh đã nhận hối lộ với số tiền lên đến 16,4 triệu Nhân dân tệ.
Dương Hòa và Dương Vệ Trạch đều là thuộc về “nhóm Giang Tô”. Giang Tô là quê nhà của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và thân tín của ông ta là Chu Vĩnh Khang, cũng là sào huyệt lớn của tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân. Thù Hòa trước khi đến Vân Nam nhậm chức, đã từng là Bí thư thành ủy thành phố Túc Thiên, Giang Tô và phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tô.
Sau Đại hội 18, lãnh đạo Tập Cận Bình ra sức phát động chiến dịch chống tham nhũng, những thành viên chủ yếu của “nhóm Giang Tô” thuộc phe cánh họ Giang liên tiếp bị bắt giữ, rơi vào trong trạng thái thất thủ.
Ngoài Dương Vệ Trạch và Thù Hòa, thì những quan viên khác gồm ông Lý Kiến Nghiệp – thị trưởng thành phố Nam Kinh, Triệu Thiếu Lân – cựu Thường ủy kiêm Bí thư trưởng tỉnh Giang Tô, Lý Vân Phong – phó Tỉnh trưởng Thường vụ Giang Tô, và Vương Mẫn – cựu Bí thư tỉnh ủy tỉnh Liêu Ninh, và là một thành viên xuất thân từ “nhóm Giang Tô” cũng đã bị bắt giữ.
Cuối tháng 6/2016, ông La Chí Quân – cựu Bí thư tỉnh ủy tỉnh Giang Tô, thành viên “nhóm Giang Tô” bị Lý Cường thay thế, sau đó chuyển sang nhậm chức trong Hội đồng nhân dân. Mấy năm trở lại đây, có tin đồn rằng ông La Chí Quân bởi có dính líu đến vụ án Chu Vĩnh Khang và tham nhũng nên đã bị cách chức hoặc bị điều tra.
Mao Tiểu Binh – cựu Bí thư thành ủy thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải bị tố cáo nhận hối lộ với số tiền lên đến hơn khoảng 100 triệu Nhân dân tệ, còn tham ô 400 triệu tệ tiền công. Theo nguồn tin của Hồng Kông, trong khoảng thời gian Cường Vệ là nhân vật chính trị số một của tỉnh Thanh Hải, lúc đó Mao Tiểu Binh đã được đề bạt. Cường Vệ được điều đến Thanh Hải không lâu đã bồi dưỡng Mao Tiểu Binh thành tay chân tâm phúc của mình. Nghe nói, Cường Vệ đã bị cuốn vào vụ án tham nhũng của Mao Tiểu Binh.
Ông Cường Vệ là quan to địa phương thuộc phe cánh họ Giang, từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2013, đã từng nhậm chức Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hải gần 6 năm. Sau đó Cường Vệ đảm nhậm chức Bí thư tỉnh ủy tỉnh Giang Tây, cuối tháng 6/2016 bị cách chức, sau đó cũng bị điều sang nhậm chức trong Hội đồng nhân dân. Đầu tháng 7, có nguồn tin hải ngoại cho biết, Cường Vệ đã bị lập hồ sơ điều tra.
Ông Bạch Ân Bồi, cựu Bí thư tỉnh Vân Nam bị tố cáo nhận hối lộ với số tiền là 247 triệu Nhân dân tệ (khoảng 822 tỷ VNĐ), lập kỷ lục về khoản tiền nhận hối lộ trong số các quan chức ngã ngựa sau Đại hội 18. Bạch Ân Bồi được xem là thân tín của Chu Vĩnh Khang , trước khi ngã ngựa Bạch Ân Bồi từng bị tố cáo bán tháo tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho hai anh em Lưu Hán, thân tín của Chu Vĩnh Khang. Lưu Hán và Chu Bân, con trai của Chu Vĩnh Khang có quan hệ hợp tác làm ăn chung với nhau.
Thân Duy Thần, Kim Đạo Danh, Nhiếp Xuân Ngọc, Bạch Vân, Đỗ Thiên Học, Trần Xuyên Bình, 6 người dính líu đến vụ án tham nhũng tỉnh Sơn Tây, năm 2014 vụ án tham nhũng tỉnh Sơn Tây bị phanh phui, quan trường Sơn Tây bị thanh trừ toàn diện, ít nhất có 30 quan chức cấp cao tỉnh Sơn Tây đã bị ngã ngựa, bao gồm 7 quan chức cấp bộ tỉnh. Họ phần đông là có quan hệ với Lệnh Kế Hoạch và người nhà của ông ta.
Ngoài 6 người kể trên, một quan chức cấp bộ tỉnh khác của tỉnh Sơn Tây là ông Lệnh Chính Sách – cựu phó chủ tịch Hiệp thương Chính trị có dính líu đến vụ án nhận hối lộ cũng đã bị đưa ra khởi tố vào tháng 9/2016, ông Lệnh bị tố cáo nhận tài sản kếch sù phi pháp của người khác.
Ngoài ra, 9 tháng năm 2016 đã có 19 quan chức cấp tỉnh bị ngã ngựa. Giới quan sát bên ngoài cho rằng, Tập Cận Bình đang mau chóng xử lý quan chức ngã ngựa trước Hội Ủy viên trung ương khóa 6 để trấn át phe cánh họ Giang.
Theo Epochtimes.com