Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) của chính quyền Trung Quốc lại một lần nữa bị phát hiện tung tin giả, đánh lừa người xem một cách trắng trợn.
Ngày 23/9, đài truyền hình CCTV của ĐCSTQ đã đăng trên trang Facebook của mình rằng: “Nhà khoa học chính của WHO – Soumya Swaminathan nói rằng: Một số loại vaccine phòng coronavirus chủng mới của Trung Quốc đã được chứng minh là có hiệu quả!”.
CCTV đưa tin rằng, Swaminathan cho biết: “Dự án nghiên cứu và phát triển vaccine corona chủng mới của Trung Quốc đang rất tích cực, và đã có một số vaccine tiềm năng đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng hàng đầu. WHO rất quan tâm đến vaccine coronavirus chủng mới của Trung Quốc và đang chú ý theo dõi. Một số vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng hiện tại”.
Tin tức này ngay lập tức đã được mạng lưới truyền hình toàn cầu – CGTN của CCTV cùng các kênh truyền thông khác đăng lại. Nhưng sau đó, tin tức này đã bị phát hiện là giả, CCTV đã cố tình đánh lừa khán giả và lan truyền thông tin sai lệch.
Ngày 30/9, “Phòng thí nghiệm kiểm tra sự thật” của Hồng Kông đã đưa ra một báo cáo xác minh, nêu rõ rằng: Nhà khoa học chính của WHO Swaminathan đã không hề có nói rằng “vaccine phòng coronavirus mới của Trung Quốc được chứng minh là có hiệu quả”.
Đoạn phim mà CCTV công bố đã bị chỉnh sửa để lừa gạt khán giả. Việc CCTV tuyên bố rằng như vậy là thủ đoạn “đoạn chương thủ nghĩa, nói chính xác là một thông tin sai lệch”.
Sau khi kiểm chứng, báo cáo cũng chỉ ra câu nói thật sự của bà Swaminathan trong cuộc họp báo vào ngày 21/9 có nội dung như sau: “Họ (ám chỉ Trung Quốc) luôn nhắc lại lời cam kết rằng, sẽ cung cấp vaccine trên toàn cầu, nếu một số vaccine tiềm năng của họ thực sự chứng minh là có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng”.
Hiện CGTN đã gỡ video trước đó. Và ngày 25/9 cũng đã đính kèm video đầy đủ cùng câu trả lời của Swaminathan cho câu hỏi trong phóng sự, đồng thời cũng lưu ý khán giả rằng, phiên bản trước đó của video có thể đã bóp méo nhận định của bà Swaminathan.
Tuy nhiên, video đó vẫn có thể được tìm thấy trên Facebook của CCTV .Trên thực tế thì, việc CCTV và các kênh truyền thông khác của ĐCSTQ đưa tin giả không phải là chuyện hiếm, mà nó đã trở thành một thói quen.
Lừa dối là thói quen của chính quyền Trung Quốc
Gần đây, các phương tiện truyền thông chính thống của ĐCSTQ đã liên tiếp bị vạch trần về việc nhiều lần đưa tin giả.
> Ngày 25/9, truyền thông ĐCSTQ đã tung ra bức ảnh 10 quả tên lửa tại chiến khu Đông bộ của Đảng Cộng sản. Sau đó bức ảnh đã bị vạch trần là hình ảnh của một cuộc tập trận vào tháng 12/2016.
> Ngày 22/9, truyền thông phía chính phủ đã công bố bức ảnh chụp 3 máy bay quân sự chủ lực của ĐCSTQ trong một cuộc tập trận hải quân ở Đài Loan. Sau đó bị phát hiện rằng, đó chỉ là một bức ảnh cũ của Bộ Quốc phòng Đài Loan. Bức ảnh gốc là máy bay tiêm kích F-16 của Đài Loan đang theo dõi chiếc H-6 của ĐCSTQ, nhưng trong bức ảnh trên các kênh truyền thông Đại lục thì chiếc F-16 đã bị xóa.
> Ngày 19/9, truyền thông ĐCSTQ đăng tải một bức ảnh mô phỏng chiếc H-6 của họ đánh bom Căn cứ không quân Andersen thuộc bán đảo Guam, Hoa Kỳ. Bức ảnh này cũng được cho là đã được chỉnh sửa từ các cảnh quay của 3 bộ phim Hollywood:
• Transformers: Bại binh phục hận
• Nhà Tù Đá
• Chiến dịch Sói sa mạc
> Và vụ đưa tin giả gây chấn động nhất của đài CCTV chính là vụ “tự thiêu ở Thiên An Môn”, được ngụy tạo ngày 23/1/2001.
Tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào ngày 14/8/2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã lên án “Vụ tự thiêu Thiên An Môn”, do chính quyền ĐCSTQ chỉ đạo là một hành động mang tính “chủ nghĩa khủng bố cấp quốc gia” – là âm mưu hãm hại đối với Pháp Luân Công, liên quan đến những âm mưu giết người đáng sợ.
Bản tuyên bố nêu rõ: Từ việc phân tích đoạn video cho thấy toàn bộ sự việc này là “do một tay ĐCSTQ chỉ đạo”.
Phái đoàn Trung Quốc lúc đó đã không thể đưa ra bất cứ lập luận gì trước những bằng chứng xác thực này. Và tuyên bố này đã được Liên hợp quốc lập hồ sơ.
Việt Anh (Theo ET)