Hôm 15/10, trước thời điểm Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Hồng Kông, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc đã đăng bài viết với tiêu đề “Côn đồ sát hại cảnh sát”. Chuyên gia phân tích chỉ ra, chính quyền Bắc Kinh đã tính kế bôi nhọ người Hồng Kông là “khủng bố” nhằm dùng chính sách “chống khủng bố” để đối kháng với chính sách “chống cộng” của Tổng thống Donald Trump.
Hôm Chủ Nhật (13/10), cảnh sát Hồng Kông đã tùy ý bắt giữ người dân ở nhiều khu vực Hồng Kông, thậm chí người già đeo khẩu trang cũng không buông tha. Một bác sĩ đang mua sắm tại Tseung Kwan O cũng bị bắt đi vì buông lời chỉ trích cảnh sát.
Tại Kwun Tong, cảnh sát dùng bạo lực chấp pháp, gây náo loạn các con phố. Sinh viên Hứa Thiêm Lực 18 tuổi, vô cùng phẫn nộ, tại cầu vượt lối ra nhà ga A1 đã chạm mặt một cảnh sát vũ trang, cậu vung dao tấn công vào cổ cảnh sát khiến người này bị thương, vết thương dài khoảng 3 – 4 cm, không tổn thương động mạch, mặt đất lưu lại vài vết máu. Hứa Thiêm Lực nhanh chóng bị bắt giữ.
Đại Công báo (Ta Kung Pao) và Văn Hối báo (Wen Wei Po) lập tức đưa tin gọi Hứa Thiêm Lực là “thanh niên quỷ đâm cảnh sát”. Các báo khác cho biết, Hứa Thiêm Lực là em trai của Hứa Gia Kỳ, người bị kết án 3 năm trong vụ Mong Kok 2016. Sau khi chị gái phải chịu án oan, Hứa Thiêm Lực chán nản không vui. Việc cậu đâm cảnh sát xuất phát từ những bất bình tích lũy đã lâu.
Đây cũng là trường hợp đầu tiên ghi nhận người biểu tình tấn công cảnh sát tại Hồng Kông.
Hôm 15/10, vụ án được đưa đến Tòa sơ thẩm khu Đông (Eastern Magistrates’ Courts), Hứa Thiêm Lực bị buộc tội cố ý gây thương tích. Do trong lúc bị bắt, Hứa đã bị cảnh sát hành hung và đang được theo dõi ở bệnh viện Tseung Kwan O, nên không có mặt tại phiên tòa. Đến hôm 18/10 có tin cho biết, Hứa Thiêm Lực đã được bàn giao cho cảnh sát.
Cảnh sát ĐCSTQ Hồng Kông có ý định chọc giận người dân
Người Hồng Kông từ trước đến nay luôn được biết đến là những người văn minh và lịch sự. Cảnh sát Hồng Kông từng được mệnh danh là đội cảnh sát tốt nhất châu Á, trong khi đó Hồng Kông từng một lần lọt vào top thành phố an toàn nhất thế giới. Tuy nhiên sau ngày 4/10, thời điểm chính phủ Hồng Kông qua mặt Hội đồng Lập pháp để ban hành “Luật cấm che mặt”, nhiều sự việc ập tới gây chấn động đặc khu này.
Cụ thể, hôm 22/9 người ta đã phát hiện thi thể cô sinh viên Trần Ngạn Lâm 15 tuổi trong tình trạng lõa thể nổi trôi ở vùng biển gần Devil’s Peak ở Yau Tong. Cô Trần là một vận động viên bơi lội, đã từng nhiều lần tham gia phong trào biểu tình ở Hồng Kông.
Hôm 14/10, Học viện Thiết kế của trường thuộc Hội đồng Đào tạo nghề (Vocational Training Council – VTC) ở Tseung Kwan O, nơi Trần Ngạn Lâm theo học, đã công bố video từ camera giám sát ghi lại hình ảnh Trần Ngạn Lâm vào thời điểm trước khi cô mất tích. Đoạn video có ghi lại cảnh Trần Ngạn Lâm bị cảnh sát bắt giữ, tuy nhiên vào thời điểm quan trọng thì video bị gián đoạn.
Hôm 10/10, nữ sinh đại học Trung Văn Hồng Kông là Ngô Ngạo Tuyết đã buộc phải đứng ra tố cáo việc cô sau khi bị bắt vì tham gia biểu tình, tại Trung tâm giam giữ San Uk Ling đã bị cảnh sát tấn công tình dục, còn có nam sinh bị nam cảnh sát cưỡng dâm.
Cùng trong khoảng thời gian này, một bức thư ngỏ của nhóm lính cứu hỏa được lan truyền. Những người lính cứu hỏa này đã có hàng chục năm kinh nghiệm cứu hộ trên các phương tiện đường thủy. Bức thư viết: “Số lượng xác chết trôi trong những tháng gần đây tổng cộng là 15 người”, đồng thời đưa ra 6 điểm nghi vấn, hoài nghi các vụ án mạng mà Hồng Kông cho là “tự sát”, “nhảy lầu”, “chết đuối” đều rất có thể là bị cảnh sát hành hung sau đó quẳng xác.
Cuối tuần vừa rồi, toàn thể thị dân Hồng Kông đều phẫn uất. Nhiều người không thể cầm được nước mắt khi trả lời phóng viên. Một số thanh niên Hồng Kông giận dữ xông lên tuyến đầu đánh trả cảnh sát Hồng Kông chấp pháp bất công, sự giận dữ càng gia tăng. Những người nam cầm gạch, côn sắt tấn công, cảnh sát lại đáp trả bằng bom hơi cay các loại,… dẫn đến sự kiện tập kích cảnh sát.
Bạo lực phi pháp đều bị lên án! Thế nhưng, cảnh sát Hồng Kông dưới sự sắp đặt của Ủy ban Chính trị Pháp Luật Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã “chấp pháp” một cách bất công, lạm bắt, lạm dụng vũ lực; trong khi đó những cô cậu thanh niên buộc phải hành động bạo lực khá hạn chế để đáp trả. Cảnh sát liệu có phải được pháp luật cho phép lạm quyền? Điều này đặt ra rất nhiều nghi vấn.
Tại Trung Quốc Đại lục, công an Trung Quốc chính là dùng biện pháp tương tự để trấn áp những người bất đồng chính kiến. Cảnh sát Hồng Kông hiện tại dưới sự chỉ đạo và điều khiển của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung Quốc đã áp dụng và thực hiện những hành vi mà cảnh sát Hồng Kông vốn sống trong một xã hội văn minh sẽ tuyệt đối không bao giờ làm. Trước kia, cảnh sát Hồng Kông và người dân là quan hệ bạn bè, hôm nay họ trở thành hai thế lực thù địch.
Một điểm khác biệt nữa của Trung Quốc Đại lục là Công an Trung Quốc Đại lục hành ác luôn phải tìm cách che giấu. Như sự việc hồi tháng 3/2006, bệnh viện Tô Gia Đồn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, kẻ thủ ác đã mổ sống lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công, nhưng nạn nhân sau đó đã được bí mật chuyển đi, thi thể cũng bị tiêu hủy, nên ngoại giới rất khó để điều tra.
Trong khi đó, sự việc tại Hồng Kông, các thi thể cố ý được vớt lên và phơi bày sự việc, tạo tình huống hư hư thực thực. Ngoài ra, trong bức thư ngỏ của những người lính cứu hỏa, việc trục vớt thi thể thường là do họ phụ trách, nhưng lần này cảnh sát đường thủy lại đảm nhiệm.
Vì để kích thích sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông, cảnh sát còn cố ý bắt giữ người già và trẻ con từ 12 – 15 tuổi, các em có người khóc, có người run rẩy hoảng sợ.
Những chuyện lạ này, từ việc Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga qua mặt Hội đồng Lập pháp ban hành ‘Luật cấm che mặt’, đến việc cảnh sát Hồng Kông ngang nhiên sử dụng bạo lực, công khai những án mạng và cả việc tấn công tình dục, hãm hiếp nam nữ sinh viên. Tất cả đều cho thấy một điều, họ đang cố ý kích động sự phẫn nộ của thị dân, sự phẫn nộ càng lên cao trào thì sẽ không kìm được mà đánh trả bằng bạo lực. Từ đó, cảnh sát Hồng Kông có thể ngang nhiên dùng tư cách “chống khủng bố” đề đàn áp.
ĐCSTQ vu khống người biểu tình Hồng Kông là lực lượng “khủng bố”
Hiện tại, người Hồng Kông không những bị gọi là “côn đồ” và còn có danh xưng khác là “phần tử khủng bố”.
Hôm 29/7, ông Trương Hiểu Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, hiện đang giữ phụ trách Bộ ngoại giao Hồng Kông, công khai chống lưng cho bà Lâm Trịnh và cảnh sát Hồng Kông, nói rằng phong trào biểu tình tại Hồng Kông là cuộc vận động do nước Mỹ khơi mào. Đây là lần đầu tiên sau 22 năm, Bắc Kinh lần đầu tiên bày tỏ thái độ trước các sự kiện tại Hồng Kông.
Dưới sự chống lưng của Bắc Kinh, Trương Hiểu Minh từng 2 lần mở họp báo đã đưa ra những nhận định mang tính quy chụp. Lần đầu vào ngày 6/8, ông Trương dùng từ “táng tâm bệnh cuồng” (phát rồ) để chỉ người biểu tình Hồng Kông. Lần thứ hai vào ngày 12/8, ông nói rằng Hồng Kông đang manh nha xuất hiện “chủ nghĩa khủng bố”.
Hôm 13/10, một video đăng tải với tiêu đề “Tung một cước giải cứu đồng bạn”, phía Trung Quốc nói rằng người biểu tình có ý định cướp súng.
Thạch Tàng Sơn, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc ở Washington phân tích, ĐCSTQ muốn thăng cấp hoạt động biểu tình của người Hồng Kông thành “hoạt động khủng bố”. Người phát ngôn của Trung Quốc trên truyền thông sẽ chụp mũ “Côn đồ sát hại cảnh sát”. Đây chính là đòn “vừa ăn cướp vừa la làng”, nhằm mặc định cuộc vận động phản đối luật dẫn độ tại Hồng Kông là hoạt động theo chủ nghĩa khủng bố.
Những bài báo bôi nhọ người Hồng Kông như thế này có thể khiến nước Mỹ bị phân hóa. Bởi “chống khủng bố” là quốc sách tối thượng của Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump đang triển khai các chính sách “chống cộng”. Theo đó, Trung Quốc đang muốn định nghĩa người biểu tình Hồng Kông là phần tử khủng bố.
Ông Thạch cho rằng, phía Trung Quốc hiện đang tập trung kích thích làm thăng cấp bạo lực của người biểu tình. Nếu như người Hồng Kông không nổi giận, không có hành động bạo lực cực đoan, thì lực lượng Trung Quốc sẽ tự tạo ra sự kiện giá họa người biểu tình, từ đó mặc định người biểu tình là “phần tử khủng bố”.
Khải Hoàn (Theo Epoch Times)