Tổng thống Donald Trump của Mỹ hiện đang có mặt tại Singapore trong cuộc họp thượng đỉnh Trump – Kim, cuộc họp với hy vọng có thể làm nên lịch sử.
Trong tình thế nguy kịch này, chẳng giải pháp nào hơn việc giải trừ năng lực hạt nhân mới có thể ngăn tên lửa đạn đạo chạm đến nước Mỹ.
Lịch sử địa chính trị liên quan đến buổi hội nghị này cũng vô cùng phức tạp. Trong hàng thập kỷ qua, Triều Tiên được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn nhằm sử dụng làm lá bài gây áp lực lên chính quyền Hoa Kỳ. Đồng thời, Nga cũng dòm ngó Triều Tiên khi nhanh chóng hỗ trợ quốc gia này ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu áp luật trừng phạt vào tháng 9/2017.
Tiếp sau đó là hàng loạt nghi vấn về sự phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Theo đó, chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên gắn liền với các chương trình hạt nhân ở Iran, Syria và Pakistan. Trong đó, Nga và một số quốc gia khác tham gia vào việc cung cấp công nghệ hỗ trợ các nước này phát triển vũ khí hạt nhân, trong khi ĐCSTQ hậu thuẫn việc trang bị cơ sở hạ tầng.
Cụ thể vào tháng 2/2010, thông tin rò rỉ từ Bộ Ngoại giao Bình Nhưỡng tiết lộ rằng vào năm 2005, Triều Tiên đã vận chuyển 19 tên lửa đạn đạo sang Iran.
Nhìn chung, trước những thách thức vĩ mô này, việc Tổng thống Donald Trump có thể buộc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán là điều đáng ghi nhận.
>>> Bóng ma Trung Quốc ám ảnh Hội đàm Trump – Kim?
Chỉ vài tháng trước, Bình Nhưỡng thông qua phương tiện truyền thông, đã luôn đe dọa tấn công Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực. Tuy nhiên hiện tại, cả hai đang ngồi xuống đàm phán về hòa bình và thống nhất Nam – Bắc Triều.
Trump và chính quyền của ông đã phải mất 1 năm với các chính sách tạo áp lực về ngoại giao, kinh tế, quân sự mới có thể đạt được cột mốc này.
Phần lớn nhận định đều cho rằng hòa bình giữa hai bán đảo này đang trong tầm tay.
Lợi ích từ việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên và tránh được một cuộc chiến tranh có thể gây ra cái chết của hàng triệu người có thể là điều dễ thấy.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhìn ra điều hiển nhiên này, đặc biệt là những người nổi tiếng tại Mỹ.
Vào tối Chủ nhật (10/6), trong buổi lễ trao giải Tony lần thứ 72, nam diễn viên Robert De Niro đã lên sân khấu và phát biểu: “Tôi muốn nói một điều thôi, [nguyền rủa] Trump”.
Anh ta tiếp tục giơ nấm đấm lên và nói: “Không phải là đả đảo Trump nữa, mà là [nguyền rủa] Trump”.
Khán giả trong hội trường khi đó phần đông đã đứng lên và vỗ tay.
Trước đó vài ngày, người dẫn chương trình của HBO là Bill Maher cũng phát biểu trong chương trình của mình rằng anh ta hy vọng nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ vì muốn tống khứ Trump.
“Tôi nghĩ chỉ còn một cách để tống khứ Trump, đó là làm sụp đổ nền kinh tế. Vậy nên xin hãy làm sao cho nền kinh tế suy thoái. Xin lỗi nếu điều này làm ai đó bị tổn thương”, Maher nói trong chương trình của mình.
Tuy nhiên, nước Mỹ có lẽ vẫn còn vận may, khi điều Maher mong muốn không diễn ra. Vào tháng 5/2018, tỉ lệ thất nghiệp của nước này giảm còn 3,8% sau 18 năm. Tỉ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha cũng giảm xuống mức kỷ lục với con số lần lượt là 5,9 và 4,9%. Tỉ lệ thất nghiệp ở phụ nữ giảm xuống mức thấp nhất tính từ năm 1953 là 3,6%.
Nền kinh tế được cải thiện đã thúc đẩy tăng trưởng, với 6,7 triệu việc làm được cung cấp cho thị trường lao động vào tháng 4/2018.
Hầu hết người Mỹ đều biết điều này.
Khảo sát từ tờ Wall Street Journal và NBC News đăng vào tháng trước cho thấy: 71% người Mỹ thấy rằng nền kinh tế đang tăng trưởng.
Điều này khiến người ta khó hiểu, liệu có thể vì mục tiêu chính trị mà bạn có thể hy sinh hòa bình thế giới và sự tăng trưởng kinh tế?
Theo Epoch Times