Ông Tôn Chính Tài ngay trước Đại hội 19 của ĐCSTQ đã bị hạ bệ một cách chớp nhoáng, điều này đã gây chấn động dư luận trong và ngoài Trung Quốc. Có người cho rằng, việc này có liên quan đến tấm bia “tuyệt mệnh phong thủy” tại quê nhà của ông Tôn.
Liên quan đến việc ông Tôn Chính Tài, người được cho rằng sẽ kế nhiệm ông Tập Cận Bình, nhiều người đã phát hiện, tại quê nhà của ông Tôn Chính Tài có tấm bia tên là “Thiên tận đầu” (cuối chân trời) đây được coi là tấm bia “tuyệt mệnh phong thủy” của những người nối nghiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trước kia, cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương cũng từng đến nơi đây khảo sát, và không lâu sau đã liên tiếp bị hạ bệ. Và điều trớ trêu là, ba chữ “Thiên tận đầu” trên tấm bia đá này, chính là 3 chữ do Hồ Diệu Bang viết năm đó.
Theo thông báo ngày 24/07 của Tân Hoa Xã, thì ông Tôn Chính Tài, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh vì bị tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, đã bị lập án điều tra. Con đường chính trị của của ông Tôn coi như đã kết thúc.
Ông Tôn Chính Tài sống tại thành phố Vinh Thành thuộc tỉnh Sơn Đông, điều đáng quan tâm là, nơi đây có tấm bia nổi tiếng “Thiên tận đầu”. Nhiều người từ góc độ dịch lý phân tích, việc ông Tôn Chính Tài ngã ngựa có liên quan mật thiết đến tấm bia “Thiên tận đầu” ở quê nhà của mình.
Từ bản đồ có thể thấy, “Thiên tận đầu” nằm trên phần mũi nhọn chìa ra phía Đông của bán đảo, đây là một tảng đá ngầm cực lớn vươn ra biển, hình dạng mặt của tảng đá ngầm trông giống như một thanh bảo kiếm, thẳng tắp hướng ra biển.
Ông Hồ Diệu Bang, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ năm đó sau khi đến thành phố Vinh Thành thị sát, đã tự tay viết tại 3 chữ “Thiên tận đầu” ngay tại chỗ này. Sau đó chính quyền địa phương đã dựng một tấm bia đá và khắc 3 chữ “Thiên tận đầu”. Từ đó nơi đây trở thành địa danh nổi tiếng ở thành phố Vinh thành, và cũng trở thành một điểm du lịch.
Nghe nói, sau khi từ “Thiên tận đầu” trở về, quan lộ của ông Hồ Diệu Bang bắt đầu xuống dốc, và cuối cùng đã bị ép phải từ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, và đã qua đời không lâu sau đó.
Sau Hồ Diệu Bang, ông Triệu Tử Dương cũng đã đến “Thiên tận đầu”, sau khi trở về cũng liên tiếp gặp vận rủi. Ông Triệu Tử Dương vì đồng tình với cuộc vận động “lục tứ” của sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989 mà bị hạ bệ, sau đó ông bị giam lỏng cho đến tận khi qua đời.
Ông Tôn Chính Tài sinh ra tại thành phố Vinh Thành tỉnh Sơn Đông. Có lẽ chính vì tấm bia “Thiên tận đầu” tương khắc với vị trí Tổng Bí thư ĐCSTQ, nên khi ông có tiềm năng trở thành người kế nhiệm ông Tập Cận Bình thì lập tức gặp vận rủi.
Từ góc độ chính trị, các chuyên gia đều phân tích cho rằng, việc ông Tôn Chính Tài ngã ngựa được cho là có liên quan đến đấu đá nội bộ. Bởi vì ông Tôn Chính Tài chính là người của phe Giang Trạch Dân, phe đối thủ của ông Tập Cận Bình trong cuộc chiến quyền lực.
Lê Hiếu biên dịch