“Tôi không thích thiền” nhưng đây là lý do vì sao tôi hay thiền định
Nhờ ngồi thiền thường xuyên, sức khỏe của tôi được cải thiện, căng thẳng cũng dần giảm đi và các vấn đề dường như cũng không còn nữa…
Thiền định đến với tôi một cách không ngẫu nhiên, bởi trước đây tôi không phải là một người yêu thích thiền định, thật không hay khi phải thừa nhận điều này. Mặc dù tôi là người rất quan tâm đến các vấn đề sức khỏe, thậm chí tôi đã có 36 năm học võ thuật và yêu thích những thứ có liên quan đến giác ngộ.
Sau một thời gian, tôi chợt nhận ra không phải do bản thân không thích thiền định mà đơn giản chỉ là vì tôi không giỏi ở những khoản đó mà thôi.
Khi thường xuyên ngồi thiền, tôi cảm thấy cuộc sống của mình trở nên tốt hơn, tất cả căng thẳng cũng biến mất và sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt. Tôi có thể tập trung nhiều hơn vào công việc của mình và ít khi nói những điều tiêu cực với bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu. Rất nhiều vấn đề trước đây cảm thấy khó khăn thì giờ đây dường như thật nhỏ bé, tôi cảm thấy bên trong mình to lớn hơn.
Không chỉ bản thân tôi cảm thấy vậy. Trong vài thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra và ra kết luận rằng thiền định rất tốt cho con người và khuyến khích chúng ta nên thiền định mỗi ngày.
Ví dụ như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định thật sự có thể làm giảm căng thẳng, đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, điều chỉnh cảm xúc của con người như làm giảm cảm giác chán nản và lo lắng…
Năm 2003, các nhà nghiên cứu nhận ra thiền định thường xuyên còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch và một nghiên cứu khác trong năm 2016-2017 xác định thiền còn có thể giúp kiểm soát cơn đau.
Nhưng đây chỉ là một phần nổi của tảng băng đặc biệt này. Điểm mấu chốt là cho dù chúng ta muốn hay không muốn thừa nhận thì thiền định thật sự đem lại kết quả tốt cho tất cả mọi người. Tương tự như chúng ta ăn chay một hoặc hai lần/tuần.
Dưới đây là những gì tôi học được từ một thiền giả, và cách làm thế nào để có thể áp dụng thiền định vào trong cuộc sống của bạn.
Thiền không nhất thiết là lúc nào cũng ngồi
Thiền được cho là một trạng thái tĩnh lặng của tâm trí mà lúc đó đầu não của bạn đạt đến trạng thái không còn suy nghĩ một chút gì nữa (ngoài hành động ngồi thiền). Từ đó những tiếng ồn xung quanh dần tan biến và cho phép cơ thể bạn lúc ấy thật sự được nghỉ ngơi.
Nhưng bên cạnh đó, trong mỗi buổi thiền, suy nghĩ của bạn sẽ luôn tiếp tục bành trướng và cố làm bạn phân tâm. Điều này xảy ra thường xuyên trong thời gian đầu mới tập, nhưng có một bí mật là ngay cả các bậc thầy về thiền cũng không tránh khỏi những chuyện này.
Trong giai đoạn đầu học thiền, bạn có thể sẽ thất bại nhiều lần. Chẳng hạn như, đang ngồi thiền được một lúc thì đột nhiên, bạn nhận ra mình đã ngưng lại để suy nghĩ về những việc sắp tới cần làm hay nên nấu món gì cho bữa tối hôm đó, bạn sẽ cảm thấy rất bực bội và khổ sở để loại bỏ chúng đi.
Điều đó thể hiện rằng, thiền không phải trong một sớm một chiều bạn có thể ngay lập tức loại bỏ được hết những suy nghĩ phân tâm đó. Nó chính là một quá trình mà khi đó bạn sẽ học được cách dần dần coi nhẹ chúng trong tâm trí bạn.
Những người không chuyên về thiền định đôi khi có thể nghĩ rằng thiền rất nhàm chán. Nhưng thật ra có rất nhiều kiểu thiền, vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm thấy một kiểu phù hợp với mình.
Dưới đây là một vài lựa chọn thay thế:
- Đi bộ thiền: có thể làm dịu tâm trí khi bạn tập trung vào sải chân của mình hơn là tập trung vào hơi thở. Đi bộ thưởng ngoạn trong một mê cung là một tập tục có từ hàng thế kỷ trước và phổ biến trong nhiều tín ngưỡng tâm linh, bao gồm Công giáo.
- Kata: là kiểu thực hành chính thức của võ thuật, bao gồm cả thái cực quyền. Các chuyển động của thái cực quyền phức tạp đến mức không thể nghĩ ra những thứ khác trong lúc tập, cho phép ta tập trung thiền định sâu sắc.
- Âm nhạc: Lắng nghe âm nhạc bằng cả tâm hồn, đặc biệt là nhạc không lời, có thể tạo ra tác động thiền bằng cách cho phép tâm trí của bạn được chuyển giao bằng âm thanh, tránh xa những suy nghĩ lạc lối và ngoại lai.
- Thiền hàng ngày: là khi bạn bắt tay vào thực hiện việc gì đó như rửa chén, nấu ăn, hay mặc quần áo, bạn sẽ tập trung vào chúng theo cách như một bậc thầy kungfu tập trung vào các thế võ.
Điều quan trọng là sẽ luôn có một loại thiền phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và quan điểm chung của bạn. Vấn đề của bạn là chỉ cần tìm ra một kiểu phù hợp cho mình mà thôi.
Jason Brick là một nhà văn và nhà báo tự do. Bài viết này được xuất bản lần đầu tiên trên Healthline.com
Chúc Di (Theo The Epoch Times)
Xem thêm: