Tinh Hoa

Tòa án Tối cao Khakassia thuộc Liên bang Nga bác bỏ các cáo buộc sai trái về Pháp Luân Công

Nhóm học viên Pháp Luân Công tại Nga đã bị xúc phạm là “tổ chức cực đoan”, và sau gần 3 tháng thẩm tra, Tòa án Tối cao nước Cộng hòa Khakassia thuộc Liên bang Nga vào hôm 4/8 đã bác bỏ cáo buộc này của Viện kiểm sát. Trong 10 năm qua, Nga cũng đã cố gắng cấm xuất bản cuốn “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)” nhưng đều không thành công.

Tà không thể thắng chính – Cuộc bức hại Pháp Luân Công cuối cùng cũng đang đến hồi kết…  (Ảnh qua Pinterest)

Vào tháng 3 năm nay, Viện kiểm sát nước Cộng hòa Khakassia thuộc Liên bang Nga đã bất ngờ đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao, cáo buộc nhóm Pháp Luân Công địa phương là một “tổ chức cực đoan”. Tuy nhiên, sau khi đến thăm các học viên Pháp Luân Công ở nhiều nơi khác nhau tại Nga, tòa án đã bác bỏ các cáo buộc của Viện kiểm sát và đưa ra phán quyết vào ngày 4/8: Từ chối nhận định nhóm Pháp Luân Công là một “tổ chức cực đoan”.

Trả lời phỏng vấn của NTDTV, Luật sư Frolov cho biết, cáo buộc rằng các học viên Pháp Luân Công có liên quan đến chủ nghĩa cực đoan nghe rất vô lý, đây là điều hoàn toàn không thể. Phán quyết độc lập của Tòa án Tối cao Cộng hòa Khakassia cũng đã chứng minh điều này.

Luật sư Frolov trả lời phỏng vấn của NTDTV. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Ivanenko, Tiến sĩ Triết học Tôn giáo nói rằng, Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi người tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn, nâng cao đạo đức của con người. Trong khi đó ĐCSTQ lại dựa trên chủ nghĩa duy vật và thuyết vô thần, cũng chính là lấy giả – ác – đấu của thuyết vô thần làm cơ sở. Giống như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, hiện nay ĐCSTQ ngày càng gây áp lực cho Pháp Luân Công.

Tiến sĩ Triết học Tôn giáo Ivanenko trả lời phỏng vấn của NTDTV. (Ảnh chụp màn hình video)

Pháp Luân Công đã được hồng truyền vào Nga trong nhiều năm, nhưng kể từ khi “Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị” giữa Nga và ĐCSTQ được ký kết năm 2001, Điều 20 trong Hiệp ước khiến các học viên Pháp Luân Công địa phương bắt đầu cảm thấy áp lực từ phía chính phủ, điều này cũng gây ra sự phản đối của nhiều chuyên gia tôn giáo.

Mặc dù ĐCSTQ đang cố gắng mở rộng cuộc đàn áp Pháp Luân Công sang Nga, nhưng phán quyết công bằng và độc lập do Tòa án Tối cao Khakassia đưa ra hôm 4/8 đã góp phần ngăn chặn cuộc bức hại này.

Các học viên Pháp Luân Công từ 36 quốc gia thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn, yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp các học viên TQ vào năm 2001. (Ảnh: Minghui.org)

Nhiều năm trước, khi bầu không khí chính trị ở Nga tương đối thoải mái, tại nhiều nơi công cộng, bao gồm cả đại sảnh Hội đồng thành phố Moscow, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh các học viên Pháp Luân Công phát tài liệu chân tướng sự thật về Pháp Luân Công hoặc tổ chức một số hoạt động khác phản đối cuộc bức hại phi lý các học viên Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng từng có những vụ việc các học viên Pháp Luân Công mang quốc tịch Trung Quốc bị cơ quan an ninh Nga cho hồi hương, điều này làm dấy lên mối lo ngại của các nhóm nhân quyền.

Các học viên Pháp Luân Công phát tài liệu chân tướng – sự thật về Pháp Luân Công tại Nga. (Ảnh: Minghui.org)

Điều đáng tiếc là tại Trung Quốc, Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đàn áp dã man hơn 21 năm nay. Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc không chỉ bị bắt cóc, giam cầm, tra tấn và bức hại phi pháp mà còn bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Những hành động tàn bạo này đã bị phơi bày và bị lên án kịch liệt tại nghị viện các nước ở Châu Âu, Mỹ, Canada và Úc, .v.v.

Theo NTDVN.