Trong thời đại bùng nổ Internet, việc tham khảo trực tuyến đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Theo đó, việc sinh viên tạo ra một bài tiểu luận đạo văn cũng dễ dàng hơn rất nhiều và tình trạng này đã trở nên nghiêm trọng. Hiện tượng này còn được gọi là “dịch bệnh đạo văn”.
Ở Việt Nam, nhiều sinh viên không biết cách viết một bài tiểu luận sao cho không mắc phải lỗi đạo văn. Ở cấp phổ thông, các thầy cô giáo dạy văn thường lập sẵn dàn bài hay đọc văn mẫu để học sinh tham khảo. Lên đại học và cao đẳng, nhiều bài luận văn cuối khóa thậm chí còn copy-paste phần lớn hoặc y nguyên bài của các sinh viên khóa trước, hoặc cóp nhặt từ internet.
Trong khi đó, ở phương Tây, đạo văn được xem là một vi phạm nghiêm trọng. Giữ mình sao cho tránh việc đạo văn của người khác là tiêu chuẩn đạo đức học thuật và khoa học nghiêm khắc, đặc biệt ở trường cao đẳng, đại học hoặc viện nghiên cứu.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người viết tiểu luận/luận văn bị hiểu nhầm hoặc vô tình rơi vào tình trạng đạo văn. Trang The Guardian nêu ra một trường hợp, Jessica Johnson(*) đột nhiên nhận được email thông báo của trường đại học rằng cô đã đạo văn bài tiểu luận – một tội lỗi rất nghiêm trọng.
Cô cho biết: “Tôi hoàn toàn bị sốc vì tôi không hay biết mình đã phạm phải sai lầm này”. Bạn bè của Jessica và nhiều sinh viên khác hay lấy nội dung của các bài tiểu luận từ nhiều trang web khác nhau về sao chép, tuy nhiên cô chưa bao giờ làm điều này.
Lúc đó Jessica 18 tuổi, là sinh viên năm nhất. Cô bị kết luận là “đã ghi chép bài tiểu luận một cách cẩu thả và không tham khảo theo đúng hướng dẫn”. Khi đó Jessica đã được đưa cho một bản hướng dẫn tham khảo trực tuyến về vấn đề đạo văn của trường đại học cô theo học.Thực sự cô đã không nhận thức được nó là gì và mình sẽ dễ dàng phạm phải lỗi đạo văn như thế nào?
Những ngày tháng tiếp theo Jessica như sống trong địa ngục. Cô cho biết sau hàng loạt phiên điều trần, cuối cùng hình phạt khoan dung nhất mà trường đại học đưa ra với Jessica đó là viết lại bài tiểu luận.
Trải nghiệm lần đó làm cô luôn mang tâm trạng lo lắng và hoài nghi. Bởi cô luôn lo sợ rằng mình sẽ vô tình phạm phải sai lầm đó một lần nữa.
Bà Wendy Sutherland-Smith, chuyên gia về bảo văn của Đại học Deakin nói: Các báo cáo cho thấy việc đạo văn là điều phổ biến trong các trường đại học. Chính Internet đã mang đến một nguồn thông tin dồi dào giúp cho việc đạo văn có thể được diễn ra dễ dàng.
Theo đó, một cuộc điều tra của từ tờ Times cách đây 3 năm đã phát hiện được sự thật rằng: Trong khoảng thời gian 3 năm trước đó, gần 50.000 sinh viên bị bắt vì tội gian lận. Hiện tượng này được gọi là “dịch bệnh đạo văn”. Lúc đó, chính phủ và các trường đại học ở Anh đã tìm cách truy cập vào các trang web cung cấp các bài tiểu luận cho sinh viên.
Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều sinh viên đạo văn tuyên bố rằng họ chỉ vô tình phạm phải sai lầm này, tương tự như Jessica.
Những người rơi vào tình huống này thường rất xấu hổ và bối rối. Jessica nói rằng: “Chắc chắn có một sự kỳ thị xung quanh vấn đề đạo văn. Vì vậy, khi tôi kể cho người khác nghe điều này, phản ứng của họ chỉ khiến tôi cảm thấy tồi tệ hơn. Mặc dù đó thực sự chỉ là vô tình”.
Ông Simon Bullock, chuyên gia về đạo văn của Cơ quan đảm bảo chất lượng (QAA) cho biết: Cách dữ liệu về gian lận không phân biệt được người nào cố tình mua bài tiểu luận, người nào chỉ tham khảo đơn thuần.
Ông nói: “Bạn không thể đi sâu vào tìm hiểu xem có bao nhiêu người đang copy-paste văn bản, và có bao nhiêu người đang mua bài tiểu luận”.
Riêng Sutherland-Smith cho biết cô không tin có sự “vô tình” nào ở đây:
“Tất cả các sinh viên đều cố tình lừa dối. Bởi hầu hết các sinh viên không làm điều đó để chiếm lấy một lợi thế không công bằng về phía mình”. Thay vào đó, nguyên nhân thường là do họ muốn có được bài tiểu luận với phong cách mới mẻ khác với phong cách viết theo kiểu học thuật của trường đại học “nhưng bạn có thể tìm kiếm ở đâu cách viết khác lạ này đi kèm với những trích dẫn” ngoài những bài tiểu luận tham khảo trên internet?
Hiện nay với nguồn tài nguyên có sẵn trên mạng, việc ăn cắp tiểu luận đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết dù cho bạn có vô tình hay cố ý.
Cô Sunderland-Smith nói: “Sinh viên có nhiều lựa chọn hơn là chỉ copy tiểu luận. Đặc biệt là khi thông tin trực tuyến dường như miễn phí và vô tận”.
Tháng 11/2017, QAA nói rằng, để giải quyết vấn đề đạo văn, các trường đại học nên hỗ trợ nhiều hơn cho những sinh viên gặp khó khăn khi viết tiểu luận. Điều đó kèm theo việc bổ sung thêm thông tin về văn bản học thuật.
Ông Bullock phát biểu: “Một số sinh viên đang viết tiểu luận mà không có một hệ thống thông tin nghiên cứu đầy đủ. Cũng như họ không được hướng dẫn cách viết và kỹ năng tham khảo tài liệu”.
Cô Sunderland-Smith cũng nói rằng Internet là con dao hai lưỡi trong vấn đề đạo văn. Nó khiến việc sinh viên đạo văn dễ dàng hơn, nhưng nó cũng đưa ra một giải pháp để ngăn chặn và kiểm soát vấn đề này
Cụ thể hơn: “Các công cụ trực tuyến như Turnitin, Urkund và các công cụ truy cập phức tạp cho phép giáo viên giảng dạy tìm kiếm các kết quả văn bản”.
Ông Thomas Lancaster, phó giáo sư tại Đại học Staffordshire và là một trong những chuyên gia hàng đầu của Vương quốc Anh chuyên nghiên cứu vấn đề gian lận tiểu luận chỉ ra rằng: Sinh viên cũng phải chịu trách nhiệm về điều này.
Ông phát biểu: “Các sinh viên nhập học [đại học] và mang theo những thói quen xấu”.
Ông cũng nghi ngờ rằng một số sinh viên đã không đọc lại các bài giảng và những hướng dẫn tham chiếu.
Ông Paul Greatrix, cán bộ đào tại Đại Học Nottingham nói thêm rằng, các trường đại học cần phải giải thích kỹ hơn về đạo văn và các hình thức đạo văn cho sinh viên.
Nhất là khi hiện nay các trang web bán tiểu luận đang đẩy mạnh việc quảng cáo đến sinh viên. Họ luôn thuyết phục sinh viên rằng tất cả những gì mà họ cung cấp chỉ để giúp sinh viên.
Chiến dịch quảng cáo của các website trên được đẩy mạnh dữ dội. Họ sẽ tiếp cận sinh viên bằng nhiều cách, như nhắm mục tiêu theo địa lý dựa trên thông tin tuổi tác và nơi trọ học của sinh viên trên Facebook.
Họ cũng có thể liên lạc với sinh viên bằng ngôn ngữ mẹ đẻ và khuyến khích cộng đồng mạng giới thiệu họ với các sinh viên.
Cô Laura Stephenson, sinh viên theo học chương trình thạc sỹ tại đại học Northumbria cho biết, các email đề nghị giúp đỡ sinh viên viết luận án thậm chí còn được gửi đến hòm thư cá nhân của cô tại trường đại học.
Mặt khác, khi bị trường đại học khám phá ra vấn đề đạo văn, một số sinh viên cảm thấy rất lo lắng, “một số hoảng loạn”. “Họ [sinh viên] luôn nghĩ rằng nếu không tham khảo đầy đủ, họ có thể bị đuổi khỏi trường”. Do đó cô Stephenson nói rằng: Các trường đại học nên nói chuyện trao đổi với sinh viên về vấn đề đạo văn sao cho lịch sự, hơn là dọa nạt họ.
Anh Dominic Curry, sinh viên cũng theo học chương trình thạc sĩ tại đại học Newcastle cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của việc đạo văn thực sự đáng báo động, nhất là ở các sinh viên năm nhất. Nhưng có thể sẽ gây ra một chút khó khăn”.
Theo tờ Times, những người được xem sinh viên quốc tế thường là những người mắc lỗi đạo văn nghiêm trọng nhất. Nhưng cô Sutherland-Smith cho rằng những nhóm sinh viên dễ bị tổn thương thường là những người cần nhận được hỗ trợ nhiều chứ không phải là kỳ thị bởi “một số sinh viên không có nhiều kinh nghiệm”. Điển hình như, các học sinh tị nạn bị gián đoạn các khóa học, những sinh viên đang theo học chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài cũng có ít kinh nghiệm để tránh đạo văn.
Theo các chuyên gia, lúc đó, những gì mà sinh viên cần là có nơi nào đó an toàn có thể chấp nhận và hướng dẫn họ. Ông Lancaster nói rằng nên hướng dẫn sinh viên về vấn đề đạo văn ở giai đoạn đầu tiếp xúc với môi trường học thuật.
Cô Sunderland-Smith cũng nói thêm rằng: Các trường đại học cần phải kiên nhẫn, vì “những điều này không thể hoàn thành chỉ sau một đêm và không phải là thứ mà bất cứ ai cũng có thể làm tốt chỉ trong lần đầu tiên”.
Đối với Johnson, cô ước mình được hỗ trợ nhiều hơn để không phải vô tình đạo văn nữa. Cô nói: “Tôi cần được hướng dẫn thêm khi học năm nhất”. Để tránh đạo văn, cô đã kiểm soát thật chặt những gì mình viết trong bài luận văn và học cách tham khảo, trích dẫn tài liệu đúng cách. Nhờ vậy mà cô sau đó đã không bị nhà trường nhắc nhở về tội đạo văn nữa.
Ở Việt Nam, có lẽ đạo văn là vấn đề không mấy quan trọng, tuy nhiên, khi bạn đi du học ở các nước tiên tiến hoặc muốn lấy bằng của các chương trình liên kết với nước ngoài, thì đã đến lúc bạn cần phải tìm hiểu thêm về vấn đề này. Sau đây là các cách để tránh đạo văn để bạn tham khảo:
- Không được để cho người khác làm thay công việc của bạn, dù cho bạn có chịu áp lực nhiều bao nhiêu đi chăng nữa.
- Tự học về cách thực hành và phương pháp tham khảo, trích dẫn tài liệu đúng cách. Hãy tham dự tất cả các lớp học hoặc đọc các tài liệu hướng dẫn về vấn đề này. Phó giáo sư Lancaster nói rằng: “Nếu bạn không nhận được sự hỗ trợ [về vấn đề đạo văn] đó, thì hãy thông báo cho nhà trường biết”.
- Hãy ghi chú cẩn thận và tham khảo kỹ lưỡng khi bạn viết bài tiểu luận. Stephenson nói: “Nếu bạn đang viết một bài tiểu luận và sử dụng nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, thì thay vì tỏ ra lo lắng, bạn hãy gửi email cho giảng viên của mình với nội dung rằng: ‘Tôi đã dùng thời gian của mình để viết nó’”
- Hãy yêu giúp đỡ khi bạn cần được tư vấn, hướng dẫn cho bài luận văn của mình. Ông Paul Greatrix cho biết: “Sinh viên đang chịu áp lực lớn từ nhiều phía. Vì vậy hãy tìm gặp giảng viên của bạn hoặc Hội sinh viên, nếu như bạn đang gặp khó khăn”.
(*) Tên nhân vật trong bài đã bị thay đổi.
>>> TV hại 1 – iPhone hại 10, hãy bảo vệ trẻ tránh xa các smartphone
>>> Cây “biết hát” của Đan Mạch phát ra âm nhạc ở những nơi bất ngờ
Xuân Nhạn, theo theguardian