Tôn giáo là một danh từ không xa lạ với người phương Tây và “tin vào Thần” đã trở thành “nhà” để con người gửi gắm tâm linh của họ. Nhưng cũng có không ít người cho rằng “tin vào Thần” là mê tín, là trái ngược lại với khoa học hiện đại. Điều này có đúng không?.
Rốt cuộc Thần là có tồn tại hay không? Nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Albert Einstein đã nhiều lần trả lời phỏng vấn về điều này.
Nhà khoa học Albert Einstein tin vào sự tồn tại của Thần
Đứng trên đỉnh núi khoa học hiện đại, Albert Einstein trong một lần tiếp nhận phỏng vấn đã nêu quan điểm của ông về sự tồn tại của Thần. Câu chuyện được ghi chép lại rằng:
Một lần, khi Einstein vừa tiễn một người bạn đến chơi thì một vị phóng viên tới. Ông liền chỉ tay vào đĩa kẹo, bánh, cốc cà phê đang đặt trên bàn rồi hỏi người phóng viên: “Thưa ngài! Ngài có biết là ai đã đặt cà phê và các thứ này trên bàn không?”
Vị phóng viên trả lời: “Đương nhiên là ngài rồi!”
Einstein liền nói tiếp: “Nhỏ bé đến như cốc cà phê, còn cần phải có một loại lực lượng đến để an bài, sắp đặt. Như vậy, xin ngài hãy suy ngẫm xem, vũ trụ này có bao nhiêu tinh cầu mà mỗi tinh cầu lại cần tuân theo một quỹ đạo nào đó để vận hành không ngừng nghỉ. Loại lực lượng an bài vận hành này chính là Thần!”
Ngừng một lát, ông lại nói tiếp: “Có thể các ngài sẽ nói rằng: ‘Tôi chưa nhìn thấy, cũng chưa từng nghe thấy Thần nói. Vậy thì tôi sao có thể tin được Thần là có tồn tại đây?’ Đúng vậy, ngài có đủ năm giác quan là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Nhưng năm loại cảm quan này là có hạn độ, ví dụ như âm thanh chỉ có bước sóng trong phạm vi 20hz đến 20.000 hz thì con người mới có thể nghe thấy được…”
Thị giác cũng giống như thế, con người chỉ có thể nhìn thấy những vật thể phát ra ánh sáng mà mắt người có thể nhìn thấy được. Nhưng ánh sáng mà mắt thường có thể nhìn thấy được lại chỉ vẻn vẹn là một loại bước sóng ngắn nho nhỏ trong “đại gia tộc” sóng điện từ mà thôi.
Trong một lần trả lời phỏng vấn khác, Einstein nói: “Có người cho rằng tôn giáo không phù hợp với khoa học. Tôi là một người nghiên cứu khoa học, tôi biết sâu sắc rằng, khoa học của hôm nay chỉ có thể chứng minh sự tồn tại của một vật thể nào đó, chứ không thể phán định nó là có tồn tại hay không”.
Einstein đưa ra ví dụ thêm một bước nữa, nói rằng: “Ví như nếu vào mấy nghìn năm trước, chúng ta chưa thể chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử, nếu như lúc đó chúng ta tùy tiện kết luận rằng hạt nhân nguyên tử không tồn tại, và hôm nay đã khám phá ra, nếu vậy không phải chúng ta đã phạm phải một sai lầm to lớn rồi hay sao?”
Sau cuộc trò chuyện, Einstein khẳng định rằng ông tin vào Thần: “Vì vậy, khoa học hôm nay không thể chứng minh được sự tồn tại của Thần, là bởi khoa học vẫn còn chưa có phát triển đến trình độ đó, chứ không phải là Thần không tồn tại”.
Còn khi Einstein nghiên cứu kinh Phật, ông lại càng cảm khái từ tận đáy lòng mà thốt lên rằng: “Sau này nếu như có điều gì có thể thay thế được khoa học, thì đó chính là chỉ có Phật Pháp”.
Ước nguyện cuối cùng của Albert Einstein
Có lẽ, chính bởi vì Einstein tin vào sự tồn tại của Thần nên ông luôn thấy mình là vô cùng nhỏ bé. Chính điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm sống và cuộc đời của ông. Điều này thể hiện rõ trong cuộc đời và ngay cả trong những ước nguyện cuối cùng của ông trước khi lìa đời.
Năm 1955, Albert Einstein vì bị chảy máu do vỡ động mạch chủ nên được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Sau khi được đưa vào bệnh viện, Einstein hoàn toàn ý thức được thời gian mà mình ở trên thế gian là không còn nhiều nữa. Bởi vậy, ông đã căn dặn với gia đình và những người bạn thân thiết hai việc.
Thứ nhất là không cần đem nơi ở của ông biến thành nơi tưởng niệm để mọi người đến thăm hỏi, cúng bái. Thứ hai là sau khi ông mất, văn phòng làm việc của ông nhất định phải tặng lại cho người khác để họ tiếp tục sử dụng.
Từ hai ước nguyện này, người ta đã nói rằng: Đối với Einstein mà nói, thành tựu khoa học cũng vậy mà danh tiếng trong xã hội cũng vậy, ông đều hy vọng những thứ ấy sẽ theo ông mà biến mất khỏi thế gian con người.
Mãi cho đến thời khắc ngay trước lúc lâm chung, ông cũng không quên căn dặn nhiều lần với người thân và bạn bè rằng, không cần cử hành tang lễ, lại càng không được xây dựng bia tưởng niệm ông. Bởi ước nguyện này mà lễ tang của nhà khoa học vĩ đại cũng rất đơn sơ, bình dị, như tang lễ của tất cả những người bình thường khác.
Theo trithucvn.net