Tinh Hoa

Tín hiệu trọng đại trong báo cáo tuần tra phòng “610” của Ban Kỷ luật Trung ương

Ngày 17/10, Ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc lại công bố báo cáo tuần tra đối với 5 đơn vị, trong đó bao gồm tuần tra đối với văn phòng “610” của ĐCSTQ. Theo các chuyên gia, báo cáo lần này có nhắc nhở đặc biệt, trong đó tiết lộ ra tín hiệu trọng đại.

Ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. (Ảnh: Internet)

Ngày 17/10, trang web của Ban Kỷ luật Trung ương đã công bố chuyên mục báo cáo tuần tra phản hồi đối với Hội ủy viên công tác cơ quan quốc gia trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Văn phòng xử lý vấn đề tôn giáo và phòng bị trung ương (gọi tắt là Phòng “610”), Thường ủy Bộ công an, Văn phòng Hội ủy viên biên chế cơ cấu trung ương.

Ký giả Đại Kỷ Nguyên để ý thấy, 5 cách thức hành văn trong báo cáo phản hồi tuần tra đại khái giống nhau, đặc biệt là đoạn thứ hai. Trong đó đề cập đến việc cần phải “nắm chắc chỗ đứng chính trị”, lấy tinh thần trong hàng loạt bài phát biểu của Tập Cận Bình làm chuẩn, lấy “bốn ý thức” làm lời nói gương mẫu.

Ông Lý Thiên Tiếu, tiến sĩ của trường đại học chính trị Colombia, chuyên gia các vấn đề Trung Quốc cho rằng, đoạn thứ hai trong báo cáo tuần tra gần như giống hệt nhau, điều này cho thấy giới chức cao cấp đã thống nhất yêu cầu đề ra như vậy, dựng nên quyền uy của Tập Cận Bình, vậy nên “cán bút” bên dưới không dám tự tiện bóp méo.

Ký giả Đại Kỷ Nguyên còn phát hiện, trong mấy vấn đề tuần tra đối với văn phòng “610” được liệt ra trong bản báo cáo, có một số cách nói đặc biệt ẩn giấu tín hiệu trọng đại.

Trong phần đầu tiên của báo cáo chỉ ra: “Có những cán bộ lãnh đạo, tính nhạy bén chính trị và năng lực phân biệt chính trị không cao, phán đoán và thích ứng đối với các sự kiện mẫn cảm trọng đại cần phải nâng cao nhận thức thêm một bước nữa”. Sau đó lại nói: “Tinh thần kết hợp với công tác thực tế, học tập quán triệt trị nước toàn diện dựa trên luật pháp vẫn còn thua kém, không đủ năng lực cân bằng với trù tính chung”.

Trong những bản báo cáo tuần tra khác, không có cách nói “tính nhạy bén chính trị”, “nhận thức chính trị”, “phán đoán sự kiện mẫn cảm trọng đại” này.

Ông Lý Thiên Tiếu cho rằng, loại cách nói này, nói nhẹ một chút là chỉ văn phòng “610” không có lĩnh hội ý đồ chính trị của Tập Cận Bình, nói nặng một chút chính là đối chọi với Tập Cận Bình. Bởi vì văn phòng “610” là do Giang Trạch Dân đặc biệt thành lập để bức hại Pháp Luân Công, tuy rằng sau này cũng bức hại những quần thể tín ngưỡng khác nữa, nhưng đối tượng bức hại chủ yếu vẫn là các học viên Pháp Luân Công.

Kể từ năm 1999, chính quyền Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân đã tự ý cho thành lập “Văn phòng 610”, tổ chức này đã bức hại Pháp Luân Công kéo dài 17 năm qua. (Ảnh: Internet)

Tập Cận Bình lên nhậm chức cho đến nay, đã đưa ra một loạt hiến pháp tối cao, tự do tín ngưỡng, tôn trọng nhân quyền. Nhưng trên thực tế, chính sách bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn chưa hề có sự thay đổi. Văn phòng “610” các cấp của ĐCSTQ vẫn đang chấp hành chính sách bức hại trong thời Giang Trạch Dân, có một số nơi bức hại vẫn còn rất nghiêm trọng.

Cuối tháng 1/2013, Tập Cận Bình vừa mới lên nhậm chức không được bao lâu đã đề xuất cần phải bãi bỏ các trại cưỡng bức lao động. Trải qua gần một năm đọ sức với phe cánh họ Giang, tháng 12 năm đó mới chính thức bãi bỏ trại lao động cưỡng bức.

Ngày 1/5/2015, ông Tập Cận Bình đề xuất “Có án kiện ắt sẽ thành lập, có khởi tố ắt sẽ xử lý”, thuận theo đó đã dấy lên làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân cả trong lẫn ngoài nước.

Tháng 7/2015, Tập Cận Bình đã thông qua chế độ tuyên thệ trước hiến pháp, phá vỡ tuyên thệ trước đảng theo thông lệ cũ.

Tháng 4/2016, Tập Cận Bình triệu khai Hội nghị tôn giáo tối cao các cấp, tiến hành sửa đổi “bức hại, đàn áp” đối với những người theo tín ngưỡng trong thời đại Giang Trạch Dân thành “khai thông, đoàn kết” đối với tín ngưỡng.

Tháng 7/2016, Tập Cận Bình một lần nữa triệu khai hội nghị tư pháp và chính pháp toàn quốc ở Trường Xuân, quê nhà của người sáng lập Pháp Luân Công, đề xuất sẽ sửa chữa những án sai lầm, oan ức của lịch sử.

Báo Đại Kỷ Nguyên trước đó đã từng đưa tin, Giang Trạch Dân vì để bức hại Pháp Luân Công, trong ngày 10/6/1999, đã thành lập văn phòng “610” cơ cấu quyền lực đứng trên cả luật pháp, sau đó triển khai cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên khắp cả nước.

Văn phòng “610” các cấp đã dẫm đạp lên luật pháp, chà đạp quyền lợi tự do tín ngưỡng mà hiến pháp ban cho công dân, khống chế công – kiểm – pháp (công an, kiểm sát, tư pháp) tiến hành bức hại đối với các học viên Pháp Luân Công, thậm chí tiến hành mổ cướp nội tạng, trại cưỡng bức lao động chính là một trong những hang ổ chủ yếu bức hại Pháp Luân Công trong đó.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, cũng dần dần tiến hành thanh trừ và không ngừng tiến hành cải tổ nhân sự đối với các quan chức cấp cao của văn phòng “610”.

Ngày 20/12/2013, Lý Đông Sinh – chủ nhiệm văn phòng “610”, Bộ trưởng Bộ công an bị điều tra, ngày 12/1/2016 bị tuyên án 15 năm tù giam. Sau khi Lý Đông Sinh ngã ngựa, chức chủ nhiệm văn phòng “610” đã thay đổi 3 người, đã 2 lần bị bỏ trống, tính gộp lại đã gần 10 tháng.

Trong báo cáo phản hồi tuần tra đối với văn phòng “610” của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương lần này, không có liệt kê ra tên của chủ nhiệm văn phòng “610”, mà là lấy “đồng chí chịu trách nhiệm chủ yếu” thay thế, hơn nữa trong báo cáo phản hồi tuần tra cũng không kèm theo hình ảnh chân dung của quan chức cao cấp, lộ vẻ giấu giếm.

Ông Lý Thiên Tiếu chia sẻ, hiện nay giới chức cao cấp của văn phòng “610” ĐCSTQ vẫn còn đang chấp hành chính sách bức hại trong thời đại của Giang Trạch Dân, chính là “tính nhạy bén chính trị và năng lực nhận thức chính trị” quá kém cỏi, không có lĩnh hội đầy đủ “trị quốc dựa trên hiến pháp” mà Tập Cận Bình đề xuất.

Trong yêu cầu chỉnh đốn và cải cách tuần tra đề xuất đối với văn phòng “610” của tổ tuần tra, trước tiên nhấn mạnh tuần tra chính trị là “kiểm thảo chính trị” đối với các quan chức ĐCSTQ, còn nói “vấn đề biểu hiện ở phía dưới, gốc rễ ở bên trên” là ám chỉ quan chức cao tầng của phòng “610”.

Ông Lý Thiên Tiếu phân tích rằng, “kiểm thảo chính trị” thật ra là nói muốn kiểm nghiệm các quan chức là có chấp hành chính sách của Tập Cận Bình hay không. Nhấn mạnh “cải cách chỉnh đốn trách nhiệm chủ chốt” điều này so với điều lệ thẩm vấn trách nhiệm trong đảng đã được thông qua trước đó là ăn khớp với nhau, tín hiệu được đưa ra là: Nếu ông không thay đổi, thì sẽ thay đổi ông.

Trước đó, có giới truyền thông Hồng Kông đưa tin rằng, ông Vương Kỳ Sơn – Bí thư Ban Kỷ luật Trung ương, ông Triệu Nhạc Tế – Bộ trưởng tổ chức trung ương đảng, ông Lật Chiến Thư – chủ nhiệm văn phòng trung ương, ông Triệu Hồng Chúc – phó Bí thư Ban Kỷ luật trung ương trong khoảng thời gian diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà vào thượng tuần tháng 8, đã lần lượt triệu kiến 18 người phụ trách chính trị của thành phố trực thuộc trung ương, 11 người phụ trách văn phòng bộ ngành trung ương đảng, nói rõ ngọn nguồn, hơn nữa là gọn gàng dứt khoát, dường như là ván bài ngửa mang tính quyết định trong chính trị.

Ông Vương Kỳ Sơn bày tỏ, các quan chức cấp cao ĐCSTQ ở cương vị một ngày, thì cần phải tuân thủ quy định, phương châm, chính sách của lãnh đạo Tập Cận Bình, nếu không, thì hãy rời khỏi cương vị, chứ không có sự lựa chọn thứ ba.

Theo Epochtimes.com