Tiết Thu Phân là thời điểm ngày đêm dài như nhau nên trong dưỡng sinh mọi người cần phải dựa vào quy luật âm dương cân bằng, giữ cho cơ thể duy trì trạng thái “âm bình dương bí”…
Thu phân là tiết thứ 16 trong 24 tiết khí, có nghĩa là giữa Thu, thường bắt đầu vào khoảng 22 tháng 9 đến 24 tháng 9 khi kết thúc tiết bạch lộ và kết thúc vào khoảng ngày 8 hay 9 tháng 10 khi tiết hàn lộ bắt đầu. Thu phân năm 2017 rơi vào ngày 23 tháng 9. Vào ngày này, ngày dài bằng đêm.
Trong thiên “Âm dương xuất nhập thượng hạ” thuộc sách “Xuân Thu phồn lộ” của nhà tư tưởng thời Hán Đổng Trọng Thư có kiến giải rằng: “Thu phân giả, âm dương tương bán dã, cố trú dạ quân nhi hàn thử bình“. Tức là vào tiết Thu phân, âm dương như nhau, cho nên ngày và đêm dài bằng nhau mà thời tiết cũng ôn hòa.
Thu phân đến có nghĩa là mùa Thu đã chính thức bắt đầu. Đây là tiết ngày đêm dài như nhau nên trong dưỡng sinh mọi người cần phải dựa vào quy luật âm dương cân bằng, khiến cơ thể duy trì trạng thái “âm bình dương bí”, tức là khí âm và khí dương giữ được sự cân bằng, điều hoà lẫn nhau, là điều kiện cơ bản của hoạt động sống. Tiết Thu phân đã gần tới rồi, chúng ta nên dưỡng sinh như thế nào đây?
Chú trọng dưỡng âm
Trong “Hoàng Đế nội kinh” – cuốn sách kinh điển của Đông y có nói, “Thu Đông dưỡng âm“. Vào tiết Thu phân, cần chú trọng bồi dưỡng phần âm trong cơ thể.
Thu táo dễ làm tổn thương phổi, phổi âm chưa đủ, thể chất biến hư, thở khò khè, người mắc chứng ho mãn tính có xu thế tăng nhiều. Như vậy, nên “dưỡng âm” như thế nào? Có thể dùng các dược liệu tư âm nấu nước uống, như sa sâm, mạch đông, bách hợp…, có công hiệu tư âm dưỡng phế. Mặt khác, bởi vì phổi chủ da, lông nên phương pháp này cũng giúp trị da khô.
Sau tiết Thu phân, nhiệt độ dần dần chuyển mát, người bệnh tật lâu dài, người già và trẻ em phải chú ý tránh gió lạnh, dựa vào thời tiết mặc thêm quần áo.
Dân gian có câu “mùa Đông bồi bổ, mùa xuân giết hổ”, vì vậy nhiều người xem nhẹ dưỡng sinh vào tiết Thu phân. Hiện nay khí hậu bất thường, bốn mùa chẳng còn phân biệt được rõ ràng nên khi đến mùa Thu mát mẻ, các cửa hàng vẫn mở máy lạnh, mọi người chuộng uống đồ lạnh, trở nên dễ dàng tổn thương tính khí, khiến cơ thể xuất hiện rất nhiều vấn đề.
Ví như có người bệnh bởi vì uống nước lạnh quá nhiều, xuất hiện bệnh trạng hồi hộp… liền nghĩ rằng mình mắc bệnh tim nên đến bác sĩ Tây y khám, nhưng kiểm tra mọi mặt lại không có chuyện gì, về sau đi khám thầy thuốc Đông y thì phát hiện bị “thủy khí lăng tâm”, chứng trạng do thủy ẩm ứ đọng ở trong làm chèn ép Tâm dương.
Bồi bổ vào tiết thu phân phải tránh dùng đảng sâm, hoàng kỳ
Ẩm thực mùa Thu nên lấy thanh đạm làm chủ, như món canh xương củ cải xanh – đỏ (có thể cho thêm la hán quả và hạnh nhân) giúp thanh nhiệt giải độc, phòng ngừa táo tà xâm nhập. Tuy nhiên, chớ tùy tiện bồi bổ, không nên uống canh đảng sâm, hoàng kỳ… Vì mùa Thu mát mẻ thuộc cuối Hè về Thu, nếu nhiễm phong hàn, cảm cúm… mà bồi bổ quá sớm sẽ ngoại cảm tồn nội, ảnh hưởng đến chức năng can phế… làm tăng độ khó của việc chữa bệnh.
Mặt khác, khí hậu mùa Thu dần dần chuyển sang khô hanh, ánh nắng Mặt trời ít đi, nhiệt đồ từ từ giảm xuống, khiến cảm xúc con người có phần ưu tư, như câu “Thu phong Thu vũ sầu sát nhân” (gió Thu, mưa Thu buồn chết người) của Thu Cẩn. Do đó, lúc này mọi người nên duy trì tinh thần an bình, thu liễm thần khí, lấy khoan dung bình tĩnh thích ứng với trời Thu.
Mùa thu trong Âm Dương ngũ hành chủ thâu
Mùa Thu là mùa thu hoạch, trong Âm Dương ngũ hành chủ thâu. Trong cơ thể con người, “thâu” có ý chỉ dương khí trong cơ thể sẽ dần dần thu liễm vào trong khi thời tiết lạnh đi.
Vào mùa này nên cố gắng dậy sớm. Vào buổi tối tốt nhất đi ngủ trước 10 giờ, đến sáng khi Mặt trời lên liền rời giường. Ngủ sớm để thuận theo âm tinh cất giữ, dùng dưỡng “thâu” khí. Dậy sớm nhằm thuận theo dương khí từ từ mạnh lên, khiến phế khí giãn ra. Bởi vậy, người là có thể thu dương khí, nếu không dương khí toàn bộ tản ra bên ngoài, khi đến mùa Đông, thân thể người sẽ xuất hiện suy nhược.
Trong “Ẩm thực chính yếu” viết: Mùa Thu khí táo, nên ăn khi trời nhá nhem tối để nhuận táo. Do đó nên ăn những món ít chua, ít cay, ăn nhiều thực phẩm nhuận táo như hạt vừng. Mặt khác, cũng có thể dùng một lượng vừa phải thức ăn chua để trợ giúp tiêu hóa.
Tiết Thu phân về sau không khí chuyển lạnh, lúc này chúng ta nên duy trì cảm xúc lạc quan và tinh thần yên bình, thu liễm thần khí, như vậy mới có thể bình an khỏe mạnh vượt qua mỗi mùa Thu u buồn, đạt mục đích dưỡng sinh theo mùa.
Âm dương điều hòa sinh sôi không ngừng
Đại danh y Hoa Đà viết trong “Trung tàng kinh” rằng, cơ thể con người cũng giống như thiên nhiên, bất kể trong cơ thể âm khí quá thịnh hay là dương khí quá thịnh đều sẽ sinh ta bệnh tật. Muốn khỏe mạnh, âm dương điều hòa là việc quan trọng vô cùng.
Muốn giữ âm dương trong cơ thể cân bằng thì phải duy trì 3 điều sau:
Đầu tiên, chúng ta phải chú ý hàn nhiệt cân bằng. Hàn sẽ tổn thương dương, nhiệt sẽ tổn thương âm, do đó nếu chúng ta không thể duy trì hàn nhiệt cân bằng thì sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng âm dương trong cơ thể.
Thứ hai chính là muốn duy trì khí huyết cân đối. Bởi vì khí thuộc về dương, huyết thuộc về âm, nên phải duy trì khí huyết cân bằng.
Thứ ba là phải chú ý táo thấp cân đối, thì ra là cân bằng tân dịch. Dịch chính là chất lỏng, huyết dịch. Bởi vì 70% cơ thể con người là hơi nước, duy trì tân dịch cân đối, cũng là duy trì âm dương cân bằng.
Các bệnh thông thường, có tỉ lệ phát bệnh cao như cao huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường… đều có liên quan mật thiết tới âm dương mất cân bằng.
Trong “Hoàng đế nội kinh” có câu “âm bình dương bí”, bình ở đây chính là cân bằng, bí là kín kẽ vững chắc. Nếu âm cân bằng, dương khí kín kẽ vững chắc thì cơ thể tự nhiên khỏe mạnh, tinh thần tốt lên, cái này gọi là “Âm bình dương bí, tinh thần nãi chí”.
Âm dương nếu mất cân bằng, bệnh tật liền bộc phát. Âm dương mất cân bằng nhẹ thì cơ thể sẽ có chút không khỏe, nặng hơn thì sẽ sinh bệnh, mà mất cân bằng nghiêm trọng thì thân thể chắc chắn mắc bệnh nặng. Nếu âm dương phân tách, vỡ ra, như vậy sinh mạng liền kết thúc.
Tú Văn biên dịch