Trong Đông y, tam thất được mệnh danh là “Kim bất toán, nghĩa là vàng không đổi được”, vì có khả năng hữu hiệu trong việc trị rất nhiều bệnh. Đặc biệt, nhiều bác sĩ đã chứng kiến những bệnh nhân sống khoẻ sau ung thư nhờ phẫu thuật kết hợp sử dụng tam thất.
Kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị ung thư
TS, BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc một bệnh viện ung bướu cho biết, với bệnh nhân ung thư nếu điều trị tốt và kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác như Đông y cũng rất tốt.
Bình thường ông thấy cuộc sống của người bệnh bị ung thư phổi khá ngắn, tuy nhiên cũng có một số người do ông phẫu thuật có cuộc sống kéo dài hơn 5 năm, hay lên tới 14 năm, 20 năm,… Hỏi ra thì ông Hưng, một nhà báo vẫn sống rất khỏe sau 20 năm phẫu thuật cho biết, ông thường xuyên sử dụng thêm các bài thuốc trong dân gian như tam thất.
Bí quyết của ông Hưng đơn giản chỉ là sống lành mạnh và ăn tam thất hàng ngày. Với các bác sĩ chuyên khoa ung bướu như TS Chân thì việc kết hợp các loại thuốc Đông y để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân trong điều trị ung thư là điều cần thiết.
TS Chân kể, có nhiều bệnh nhân bị ung thư họ kể họ dùng tam thất và sống không bệnh lâu năm, sau này họ mất vì các bệnh khác mà không phải là bệnh ung thư.
Với bệnh nhân ung thư ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng tam thất để tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít thuốc đặc trị hơn, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh.
Ngoài ra, trong Đông y có nhiều bài thuốc như xạ đen… rất tốt để bổ trợ cho sức khoẻ trong quá trình điều trị.
Tam thất tiêu u
Tam thất trong Đông y có tác dụng tiêu u nên được nhiều người sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư. Với thành phần Saponin, tam thất cũng đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng ức chế, tìm, bắt và tiêu diệt tế bào ung thư, làm giảm những triệu chứng mệt mỏi cho bệnh nhân ung thư sau hóa – xạ trị.
Theo quan niệm của Đông y, tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Có 2 loại công dụng chủ yếu một là cầm máu, tán ứ giảm sưng, giảm đau.
Vị này thường được dùng trong các loại xuất huyết ví dụ như phối hợp với các vị sa sâm, sao sơn chi, hoàng cầm, bạch cập, hạnh nhân, tù bà diệp, ngẫu tiết có thể sử dụng trong điều trị khái huyết (ho ra máu). Phối hợp với các vị sinh bạch, trúc nhự, hoàng cầm than, bạch cập, tiêu thần khúc, ô tặc cốt, tiên hạc thảo, sa tâm thổ được dung trong chứng thổ huyết (nôn ra máu).
Phối hợp với các vị bạch mai căn, đại tiểu sao chi tử, bạc hà than, huyết dư than, ngân hoa than được dung trong chứng nục huyết (chảy máu mũi). Tiểu kế than, đằng tâm than, dịa địa hoàng được dung trong niệu huyết phối hợp với các vị phòng phong, địa du than, cù mạch, mao căn than, xích thạc chi, hoè hoa, tiểu ké, đằng tấc.
Tam thất vừa có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) lại vừa có tác dụng trị ứ huyết (máu huyết không thông) , tiêu sưng mà giảm đau thường dùng phối hợp với các vị nhũ hương, một dược, cốt toái bổ, xuyên tục đoạn, huyết kiệt, dùng trong chứng vấp ngã, tổn thương ứ huyết sung tím vừa có thể uống lại có thể dùng bên ngoài.
Dùng tam thất tán bột rắc vào miệng vết thương hoặc trộn đều đắp lên miệng vết thương vừa cầm máu, giảm sưng, giảm đau rất hữu hiệu.
TinhHoa tổng hợp