Ngày 28/5, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gặp vợ của hai luật sư nhân quyền Trung Quốc bị giam giữ trong chuyến đi đến Bắc Kinh tuần trước. Đây là một động thái hiếm hoi trong chuyến thăm của một nguyên thủ quốc gia.
Người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ thường tránh đưa ra những tuyên bố công khai lớn về nhân quyền khi đến thăm Trung Quốc, hay tổ chức các cuộc họp với các nhà hoạt động hoặc người thân của họ.
Bà Merkel đã không đề cập đến cuộc gặp với hai người phụ nữ trong 2 ngày thăm Trung Quốc vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước (24-25/5), nhưng bà cho biết đã đưa ra vấn đề nhân quyền trong các cuộc đàm phán với Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Cô Lý Vấn Túc, người hồi tháng trước đã cố gắng đi bộ 100km đến một cơ sở giam giữ để yêu cầu chính quyền Trung Quốc thả chồng của mình trước khi bị cảnh sát cản trở, cô cho biết đã gặp bà Merkel hôm thứ Năm (24/5).
Chồng của cô Lý, ông Vương Toàn Chương là một luật sư đại diện cho các nhà bất đồng chính kiến, ông đã mất tích trong một cuộc truy quét của cảnh sát vào năm 2015. Ông đã bị buộc tội “chống phá nhà nước”.
Cô Lý đã đưa ra một bức ảnh về cuộc gặp gỡ của cô với bà Merkel, trong đó vị Thủ tướng đang đặt tay phải lên vai cô khi họ mỉm cười với nhau.
“Tôi cám ơn bà Merkel vì sự quan tâm và hỗ trợ của bà đối với 709 luật sư”, cô Lý đề cập đến một nhóm luật sư trong cuộc đàn áp vào ngày 9/7/2015.
Vợ của luật sư nhân quyền Trung Quốc bị giam giữ nói rằng cô đang bị quản thúc tại gia.
Ông Vương là một trong hơn 200 luật sư nhân quyền Trung Quốc và các nhà hoạt động bị giam giữ hoặc đặt câu hỏi ngày hôm đó, đó là đợt đàn áp lớn nhất đối với nghề luật sư trong lịch sử gần đây.
Trong khi hầu hết các luật sư được trả tự do tại ngoại, một số ít bị kết án về nhiều tội ác và bị kết án đến bảy năm tù giam.
Ông Vương là người cuối cùng trong cái gọi là cuộc đàn áp 709 để duy trì trạng thái pháp lý và không có ngày xét xử nào được thiết lập cho ông.
Cô Lý nói trong một email: “Tôi đã nhờ bà Merkel giúp tôi xác nhận với các quan chức Trung Quốc rằng liệu ông Vương Toàn Chương vẫn còn sống hay không, và nếu có, xin hãy giúp tôi kêu gọi các quan chức Trung Quốc cho phép luật sư của tôi gặp ông ấy”.
“Bà Merkel tỏ ra lo lắng về tình hình của tôi, chồng tôi và con tôi, và nói rằng bà ấy sẽ tiếp tục ủng hộ và chú ý đến chúng tôi”.
Thủ tướng Merkel cũng gặp cô Xu Yan. Chồng của cô là luật sư Dư Văn Sinh cũng bị buộc tội “chống phá nhà nước” vào tháng 1/2018.
Ủy viên nhân quyền của Đức, ông Barbel Kofler sau đó đã kêu gọi phóng thích ông Dư, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đáp lại bằng một lời chỉ trích.
Các nhà hoạt động nhân quyền hy vọng chuyến viếng thăm của bà Merkel sẽ giúp thuyết phục chính quyền Trung Quốc cho phép nhà thơ Lưu Hạ, góa phụ của người bất đồng chính kiến đoạt giải Nobel Hoa bình Lưu Hiểu Ba được rời khỏi đất nước.
Tuy nhiên hiện nay, bà vẫn bị quản thúc tại gia tại Bắc Kinh.
>>> “Hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc là hoàn toàn không thể chấp nhận được”
Theo ĐKN