Tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng năm 2000, cô Li Dianqi một công dân bình thường tại Trung Quốc nhưng lại bị tống giam và tra tấn tàn bạo. Nguyên do chỉ vì cô đã từ chối từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công – môn tu luyện theo trường phái Phật gia bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999 đến nay.
Cô Li bắt đầu thực hành môn tu tập này từ những năm 1990, môn tu luyện bao gồm các bài tập thiền định nhẹ nhàng và học những bài giảng về đạo đức.
Trước đó, cô mang trong mình rất nhiều căn bệnh, từ khối u ở gan, dính ruột đến suy nhược mãn tính. Nhưng sau khi tập Pháp Luân Công không lâu thì những triệu chứng về căn bệnh của cô dần biến mất.
Sau đó, những thành viên trong gia đình cô cũng bắt đầu theo tập Pháp Luân Công và nhận được rất nhiều lợi ích từ môn tập này.
“Pháp Luân Công không chỉ cứu mạng tôi mà còn cứu cả gia đình tôi”, cô Li chia sẻ với tờ Epoch Times khi đề cập đến con gái mình.
Thế nhưng không lâu sau đó, cô đã bị bắt giam phi pháp và tra tấn tàn bạo chỉ vì tập Pháp Luân Công. Cô kể khi đó các lính canh đã tiêm cho cô những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Bấy giờ cô quá yếu để có thể di chuyển. Tay chân cô đỏ và sưng lên, trong khi các cơ bắp bị co giật. Nó kinh khủng đến mức thậm chí cô có thể cảm nhận được máu đang dồn lên đầu não của mình.
Khoảnh khắc đó cô nghĩ rằng bản thân sẽ không qua khỏi và cô sẽ lặng lẽ rời khỏi thế gian này, để lại sau lưng tất cả những sự bẩn thỉu và tàn nhẫn của ĐCSTQ. Sẽ không còn bị tra tấn, không còn những lần tẩy não và cưỡng bức lao động.
Nhưng may thay, một tù nhân khác đã phát hiện sự mất tích của cô nên đã đi tìm, và sau đó cô đã được cứu sống sau 3 ngày nằm viện.
ĐCSTQ thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc
“Pháp Luân Công dạy chúng ta làm người tốt, biết quan tâm đến người khác và dần dần cải thiện bản thân để trở thành một người tốt hơn. Pháp Luân Công mang hạnh phúc đến cho mọi gia đình”.
Cô cũng cho hay sự phổ biến của môn thiền định cổ xưa này là nhờ vào các bài giảng đạo đức, dạy con người chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn áp dụng vào cuộc sống.
Tuy nhiên, chế độ cộng sản lại coi sự phổ biến của Pháp Luân Công là mối đe dọa cho sự kiểm soát của nó. Do đó vào ngày 20/7/1999, chính phủ Trung Quốc đã mở ra một cuộc đàn áp với quy mô trên toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công.
Chỉ sau một đêm, các học viên Pháp Luân Công thấy mình như đang ở trong cuộc thập tự chinh của một chiến dịch tàn bạo nhằm xóa bỏ việc tu tập.
Bấy giờ, truyền hình nhà nước còn bắt đầu phát sóng liên tục những tuyên truyền sai sự thật để chống lại Pháp Luân Công. Đồng thời một văn phòng ngoài vòng pháp luật cũng được lập ra để thực hiện cuộc đàn áp trên tất cả mọi phương diện của xã hội, từ nơi làm việc, trường học cho đến các cơ quan chính phủ.
Cũng giống như hàng triệu học viên khác ở Trung Quốc, cô Li nghĩ rằng tất cả chỉ là sự hiểu lầm. Vì vậy, hồi năm 2000, khi nhà hát opera địa phương ở thành phố Dinh Khẩu phía Đông Bắc Trung Quốc diễn một vở kịch phỉ báng Pháp Luân Công, đây là điều bắt buộc đối với tất cả học sinh cấp hai.
Khi đó cô Li cùng bốn học viên khác đã tìm đến người quản lý của nhà hát để làm rõ tình hình và giải thích với họ.
Cô Li nói với giám đốc nhà hát về môn thiền định này đã giúp chữa lành các căn bệnh của cô ra sao và giúp cô có được hướng đi tốt hơn trong cuộc sống thế nào. Cô cũng khuyên ông đừng truyền bá những điều vu khống, nhưng người giám đốc lại trả lời với cô rằng, ông chỉ đơn thuần là làm theo lệnh, và sau đó đã gọi cho cảnh sát.
Kết quả là cô Li đã bị bắt và tống giam.
Bắt bớ vô cớ và tra tấn tàn bạo
Kể từ đó, những thập kỷ tiếp theo với cô được đánh dấu bằng việc bị bắt và giam giữ thường xuyên. Cô bị chuyển qua lại giữa các trung tâm giam giữ địa phương, nhà tù, bệnh viện tâm thần và các trại lao động như Mã Tam Gia để buộc cô phải khuất phục.
Nhớ lại lần đầu tiên bị đánh, những cảnh sát thay phiên nhau tát và đánh vào khắp người cô cho đến khi khuôn mặt cô bị biến dạng, hai tay sưng lên và chuyển sang màu đen tím.
Những cảnh sát yêu cầu cô hãy từ bỏ niềm tin của mình, nhưng cô kiến quyết từ chối.
“Tôi không sợ, vì tôi biết mình không làm gì sai”, cô Li nói.
Những lần bị tra tấn kinh khủng đến mức, trước đây cô Li từng là một kế toán nên rất tự hào về trí nhớ sắc sảo của mình. Cô vốn có suy nghĩ nhanh nhạy và có thể báo cáo dữ liệu bán hàng cho sếp theo trí nhớ. Nhưng sự tra tấn đã để lại tổn thương vĩnh viễn cho đầu và cả cho ký ức của cô.
Cô còn mô tả những cú đánh đó khiến cô run lên bần bật, như thể các cơ bắp đang chồng chất lên nhau. Đôi mắt cô lồi lên, xương cốt rệu rạo, và đầu gối của cô bị sưng nặng. Nỗi đau đó vẫn còn kéo dài theo cô đến mãi những năm về sau.
Ngoài những lần bị tra tấn, cô Li còn bị đưa đến những trại lao động cưỡng bức để làm việc suốt ngày đêm. Trong ba năm (2007 – 2010), cô đã phải ngồi trên một chiếc ghế ba chân trong trại giam Thẩm Dương, một nhà tù chuyển thành trại cưỡng bức lao động, để làm những bó hoa bằng nhựa hoặc vải, một số là để xuất khẩu.
Cô thường phải làm việc từ 7 giờ sáng đến 1 hoặc 2 giờ sáng hôm sau để có thể đáp ứng hạn ngạch sản xuất. Chưa kể điều kinh khủng là những tù nhân ở đây luôn phải hít những mùi hóa chất mạnh từ các vật liệu và bao bì đến mức khó thở.
Còn nhớ lần đầu bị đưa đến trại cưỡng bức lao động, trang phục duy nhất của cô là bộ quần áo mùa hè mỏng mà cô mặc trên lưng. Một tù nhân sau đó đã cho cô một chiếc áo dài tay, một cái quần dài, và đôi giày bông để vượt qua mùa đông khắc nghiệt. Cô không có tiền để mua được đồng phục tù.
Cô Li cũng kể rằng lính canh đối xử với các tù nhân như nô lệ vì tiền thưởng của họ phụ thuộc vào sản lượng lao động của các tù nhân. Trong trại lao động cô thấy có rất nhiều tù nhân lương tâm, trong số họ còn có các học viên Pháp Luân Công giống như cô cũng bị bắt.
Các lính canh từng nói với cô rằng họ đã trả 30.000 nhân dân tệ (4.232 đô la) để mua một người lao động.
“Cô có biết chúng tôi đã mua cô? Cô nghĩ chúng tôi cho cô ăn rồi để ngồi không sao?”, các cai ngục nói.
Sau đó cô đáp trả lại họ: “Tôi không làm bất cứ điều gì vi phạm pháp luật hay phạm tội; Chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa tôi đến đây”.
Không ít lần, cô cảm thấy mọi thứ thật khó khăn và bế tắc, nhưng cô vẫn cắn chặt răng và nhắc nhở bản thân rằng mình là người tu Chân Thiện Nhẫn, chính vì vậy mà cô mới có thể giữ bản thân được vững vàng, đối phó với mọi vấn đề dù là rất đau đớn.
Có lần trong lúc bị giam giữ, lính canh đã ra lệnh cho cô dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng mà không đưa cho cô bất kỳ dụng cụ nào.
“Chẳng phải cô tu luyện Chân Thiện Nhẫn sao? Xem xem cô làm thế nào. Nếu cô làm được tôi sẽ nể cô lắm đấy”, một lính canh nói.
Không một chút phàn nàn, cô đã dọn dẹp mọi thứ bằng tay trần và đôi giày cho đến khi đôi giày bị rách nát, cô cũng tự an ủi mình với suy nghĩ rằng bằng cách đó, ít nhất cô có thể tạo điều kiện sống dễ chịu hơn một chút cho các học viên khác.
Cô cũng cho biết, đôi khi cô cảm thấy có lỗi vì đã tạo ra những sản phẩm cho chính quyền Trung Quốc trục lợi.
“Làm sao tôi có thể kiếm tiền cho họ để họ tiếp tục bức hại thêm nhiều người hơn nữa?”
Sống để trở thành nhân chứng cho những đau khổ mà ĐCSTQ đã gây ra
Trong những năm bị giam dữ, hành hạ và tra tấn liên tục đó, sức khỏe của cô nhanh chóng xấu dần đi, đôi chân cô từng bị nhiễm trùng do điều kiện nhà tù kém vệ sinh; bụng thì bị sưng lên như thể đang mang thai, đôi mắt thường có màu đỏ máu, và có lúc mủ đen còn bắt đầu tiết ra từ rốn của cô.
Cô thường xuyên bị ngất, và có khi là nhiều lần trong ngày. Các tù nhân ở gần cô còn lo rằng cô sẽ không vượt qua được. Và bản thân cô cũng lúc cũng cảm thấy như mọi tế bào trên cơ thể đang dần chết đi.
Chưa kể những lần phải chứng kiến những người xung quanh sự sống đang dần lụi tàn khiến lòng cô đau thắt. Có lần một nữ học viên như cô đã chết vì nghẹt thở sau khi cảnh sát bịt kín miệng bằng băng keo để ngăn không cho cô ấy hét lên “Pháp Luân Pháp Đại Pháp hảo!”
Tuy nhiên, trong sự tuyệt vọng đó, một ý nghĩ đã giữ cho tâm hồn cô như sống lại. Cô muốn trở thành nhân chứng cho những đau khổ mà ĐCSTQ đã gây ra cho cô và những người lương thiện khác. Và cô sẽ nói cho thế giới biết về sự tàn nhẫn đó.
“Trong tương lai, tôi sẽ báo cáo tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Liên Hợp Quốc”, cô Li tự nói với chính mình.
Một số người tốt bụng xung quanh cô đã rất ủng hộ cô trong thời gian bị giam giữ. Cô từng nhận được một lời nhắn từ lãnh đạo đơn vị tại trại giam Mã Tam Gia rằng ‘Xin hãy trân quý những gì cô có’.
Và hiện nay cô Li đã thực hiện được lời hứa của mình sau khi bay sang Hoa Kỳ vào tháng 7/2016.
Chỉ sau hai tuần sau khi đến nước Mỹ, cô đã đứng trước lãnh sự quán Trung Quốc ở New York để kể cho thế giới biết về cuộc bức hại vẫn đang diễn ra tại đại lục.
Cô hy vọng câu chuyện của mình có thể giúp nhiều người hơn nhận thức ra mức độ tàn bạo của ĐCSTQ và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại này.
‘Hỡi chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, cũng như tất cả những người tin vào lương tri, xin các bạn hãy giúp chúng tôi để một ngày nào đó chúng tôi có thể trở về quê hương mình’.
Nhờ có những người thực hành Chân Thiện Nhẫn, thế giới này sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Thiên Hoa (Theo Epoch Times)