Mới đây, cựu Chủ nhiệm Phòng 610 thành phố Dương Châu, Trung Quốc bị điều tra. Đây là dấu hiệu cho thấy quy luật “ác hữu ác báo” đã và đang triển hiện tại quan trường Trung Quốc…
Ngày 15/12, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo, nguyên Phó Viện trưởng, Ủy viên Đảng ủy Học viện Sĩ quan Cảnh sát Giang Tô – Nghê Hưng Dư hiện đang bị thẩm tra vì “tình nghi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Ông Nghê Hưng Dư năm nay 58 tuổi. Năm 2016, ông Nghê đã bị cho thôi tất cả các chức vụ, cũng đã “xin nghỉ hưu sớm”, nhưng chỉ một năm sau lại bị bắt giữ điều tra.
Từ lý lịch sơ lược có thể thấy, ông Nghê Hưng Dư tuy xuất thân từ một giáo viên tiểu học nhưng đã leo đến chức Giám đốc Công an thành phố, rồi Phó Thị trưởng. Đây cũng là hệ quả tất yếu khi hiện tượng tham ô hối lộ, mua quan bán chức trong quan trường Trung Quốc trở nên phổ biến.
Ông Nghê Hưng Dư từng có khoảng thời gian dài công tác tại Công an thành phố Dương Châu, năm 1985 được thăng chức lên làm Phó Chủ nhiệm Phòng công tác chính trị Công an Dương Châu; từ 1987- 1993 đảm nhiệm chức Trưởng ban Trị an; từ 1993-02/2003 được thăng chức lên Phó Giám đốc Công an thành phố, rồi kiêm nhiệm chức Chủ nhiệm Phòng 610 Dương Châu đến tháng 03/2007.
Sau đó, Nghê Hưng Dư được điều đến thành phố Hoài An lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trợ lý Thị trưởng, Phó Thị trưởng, Giám đốc Công an thành phố Hoài An, Bí thư Đảng ủy Công an thành phố, Chủ nhiệm Phòng duy trì ổn định; từ 2014-09/2015 đảm nhận chức Phó Thị trưởng Trấn Gian, Giám đốc Công an, Bí thư Đảng ủy Công an thành phố Trấn Giang. Đến năm 2015, ông Nghê bị giáng chức điều chuyển về công tác tại Học viện sĩ quan Cảnh sát Giang Tô.
Một lý do khiến ông Nghê thăng tiến nhanh như vậy là vì ông này tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Trong khoảng thời gian cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân cầm quyền, những quan viên thăng tiến trong quan trường đại đa số đều có hai đặc điểm: một là tham nhũng với số lượng lớn, hai là tích cực tham gia bức hại Pháp Luân công.
Theo công bố của trang minghui.org, ông Nghê Hưng Dư là người thô lỗ, phẩm hạnh thấp kém. Khi tại chức, đặc biệt là trong khoảng thời gian đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Phòng 610 Dương Châu, ông Nghê đã tích cực bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công. Hiện ông Nghê đang lâm vào tình cảnh tan cửa nát nhà, con trai ly hôn, vợ bị bệnh ung thư phải trường kỳ nằm viện, con dâu sau khi ly hôn đã tố cáo ông Nghê phạm tội tham nhũng.
Bức hại Pháp Luân Công, lần lượt gặp quả báo
Tháng 07/1999, ĐCSTQ dưới sự chỉ đạo của ông Giang Trạch Dân đã khởi xướng chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công nhằm mục tiêu loại bỏ môn tu luyện này khỏi Trung Quốc. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, cuộc đàn áp bao gồm một chiến dịch tuyên truyền nhiều mặt, một chương trình cưỡng bức chuyển hóa tư tưởng và cải tạo giáo dục, và một loạt những biện pháp cưỡng chế ngoài vòng pháp luật như bắt giữ, cưỡng bức lao động, tra tấn thể xác.
Năm 1999, cựu Tổng Bí Thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã thành lập một cơ quan ngoài Hiến pháp có tên là “Phòng 610” nhằm thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Chính quyền Trung Quốc huy động bộ máy truyền thông nhà nước, tư pháp, cảnh sát, quân đội, hệ thống giáo dục, “gia đình” và nơi làm việc để chống lại những người tu luyện Pháp Luân Công.
Chiến dịch này được thúc đẩy bằng việc tuyên truyền rộng rãi thông qua truyền hình, báo chí, đài phát thanh và Internet. Có những báo cáo về việc tra tấn có hệ thống, cầm tù bất hợp pháp, lao động cưỡng bức, “thu hoạch nội tạng” và các biện pháp lăng mạ tâm thần, với mục đích là ép buộc các học viên phải từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã kéo dài 18 năm và hiện vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc.
Tuy vậy, “lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”, từ năm 2012 những người tham gia bức hại thuộc phe cánh Giang Trạch Dân đã lần lượt bị “quả báo”, một số lượng lớn trong số họ đã bị xử tù, bị bắt giữ điều tra trong chiến dịch phòng chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Trong đó có cả những quan chức cấp cao của ĐCSTQ như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Lệnh Kế Hoạch, Vương Lập Quân, Lý Đông Sinh, Tô Vinh, Chu Bản Thuận, v.v. Và ông Nghê Hưng Dư cũng là một trường hợp trong số những người “vì bức hại Pháp Luân Công mà nhận quả báo”.
Tuy khi bị bắt giữ điều tra xét xử, không một ai trong số đó công khai là phạm tội “bức hại Pháp Luân Công”. Nhưng những người tu luyện Pháp Luân Công thì từ góc độ tâm linh lại cho rằng, những quan chức trên đều là do bức hại người tu Phật mà phải nhận quả báo.
Bởi vậy, trong suốt những năm qua, những người tu luyện Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã và đang vạch trần cuộc bức hại này, cũng đồng thời khuyên bảo những quan chức Trung Quốc hiện tại không tham gia bức hại Pháp Luân Công để tránh bị quả báo và có một tương lai tươi sáng.
Lê Hiếu