Vườn quốc gia Yellowstone của Hoa Kỳ từng chứng kiến một số vụ phun trào của núi lửa lớn nhất trên Trái đất. Hiện nay, các nhà khoa học gần như đã hoàn thành bản vẽ hệ thống mạch ngầm dưới mặt đất của hai hố mắc-ma lớn đến nỗi có thể đổ đầy hẻm Grand Canyon 11 lần.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là chụp cắt lớp vi địa chấn để hoàn thành bức tranh hoàn chỉnh đầu tiên về “hệ thống mạch ngầm” núi lửa từ lớp vỏ của Trái Đất lên bề mặt.
Chụp cắt lớp vi địa chấn có cơ chế hoạt động tương tự như việc quét CT cơ thể người, phương pháp này đo lường sóng địa chấn khi chúng đi qua các lớp đất đá để vẽ hình ảnh bên dưới, việc phân biệt các loại đá dựa trên sự khác biệt về độ đặc rỗng. Họ cũng kết hợp cả việc đo lường địa chấn cục bộ và phổ rộng để hoàn thành bản vẽ hệ thống mắc-ma hoàn chỉnh của Yellowstone.
Hố mắc-ma trước đây chưa từng biết:
Trước đó, các nhà khoa học đã biết về hệ thống đường dẫn đưa các khối đá nóng chảy từ lớp manti lên tầng đất có độ sâu cách bề mặt khoảng 60km. Và họ cũng đã vẽ ra được một hố mắc-ma nông cách mặt đất gần 10km, chứa khoảng 10.000 km khối vật chất nóng chảy. Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học, các nhà khoa học thông báo họ đã phát hiện thêm một hố lớn hơn 4.5 lần, nằm ở khoảng giữa, cách mặt đất từ 20km đến 50km.
Hố macma được tìm thấy ở vườn Quốc gia Hoa Kỳ Yellowstone:
Peter Cervelli, một nhà khoa học Trái đất tại Anchorage, Alaska, đang làm việc tại Đài quan sát núi lửa Yellowstone, thuộc Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, viết trên trang web của Science Mag: “Họ cũng đã tìm thấy liên kết thất lạc giữa chùm manti và hố mắc-ma nông“.
Các vụ phun trào núi lửa lớn nhất chưa bao giờ chờ đợi nhân loại (phim tài liệu):
Nhà địa chất học Jamie Farrell thuộc Đại học Utah nói: “Sự tồn tại của hố mắc-ma thứ hai không làm giảm đi hoặc tăng thêm khả năng xuất hiện những vụ phun trào núi lửa quy mô lớn ở Yellowstone. Phát hiện này cũng không làm thay đổi sự nguy hiểm của núi lửa Yellowstone hiện tại“.
Farrell nói thêm: “Tuy nhiên, những phát hiện mới này cung cấp cho chúng tôi, và những nhà nghiên cứu khác, các thông tin cần thiết để hiểu hơn về cách mắc-ma di chuyển từ vỏ Trái đất lên bề mặt“.
Các hố mắc-ma sâu hơn sẽ là tác nhân giúp các hố nông được liên tục bổ sung.
Đồng tác giả Victor Tsai, nhà khoa học Trái đất tại Viện Công nghệ California ở Pasadena nói: “Với việc biết thêm hố dự trữ này, chúng ta có thể đối mặt với một vụ núi lửa phun trào quy mô lớn diễn ra trong thời gian tương đối ngắn“.
Sẽ rất thú vị để xem nhưng gì họ có thể khám phá.
Thanh Phong, dịch từ Vision Times