Gần đây, các nhà khoa học phát hiện một miệng hố khổng lồ lớn gấp 5 lần Paris do thiên thạch gây ra vào khoảng 12.800 năm trước. Đây là một bằng chứng nữa minh chứng cho giả thuyết văn minh nhân loại từng bị xóa sổ bởi một thảm họa toàn cầu cách đây hơn chục ngàn năm.
Theo nhiều giả thuyết và truyện cổ được lưu truyền trong các nền văn hóa, một nền văn minh cổ đại cực kỳ tiên tiến và thịnh vượng trên Trái đất cách đây gần 13.000 năm đã bị hủy diệt sau một vụ va chạm sao chổi khổng lồ.
Nhà khảo cổ học đồng thời là tác giả nổi tiếng Graham Hancook từng giải thích điều này trong cuốn sách “Magicians of the God” của ông: Gần cuối kỷ Băng Hà cuối cùng, khoảng 12.800 năm trước, một sao chổi khổng lồ đã tiến vào hệ Mặt trời và nổ tung thành nhiều mảnh. Một vài trong số đó đã lao vào Trái đất gây ra một biến động địa chất quy mô toàn cầu… Ít nhất 8 mảnh thiên thạch đã đâm trúng chỏm băng Bắc Mỹ, trong khi những mảnh vỡ khác đâm vào chỏm băng ở Bắc Âu.
Những mảnh vỡ có bề rộng tiếp cận khoảng 1,6 km, di chuyển với vận tốc hơn 96.560 km/h đã gây ra một lượng nhiệt lớn, ngay lập tức làm tan chảy hàng triệu km vuông băng, gây mất ổn định lớp vỏ Trái đất và dẫn đến trận Đại Hồng thủy toàn cầu được ghi lại trong các truyền thuyết trên toàn thế giới.
“Giả thuyết tác động Younger Dryas” cũng cho rằng, cách đây gần 12.800 năm, một sao chổi đã phát nổ, phân thành từng mảnh nhỏ rồi đâm vào Trái đất, làm biến đổi khí hậu và hủy diệt loài người. Khi đó dân số giảm đột ngột, văn hóa thay đổi và hỏa hoạn lan tràn khắp nơi.
Các giả thiết trên cho đến bây giờ vẫn khơi lên nhiều ý kiến trái chiều. Các nhà nghiên cứu dòng chính lập luận rằng không thể nào tồn tại một nền văn minh tiên tiến cách đây hàng chục ngàn năm trước. Một số người cho rằng nguyên nhân của sự đảo lộn cuối thế Canh Tân, sự nóng lên toàn cầu, là bắt nguồn từ Trái Đất. Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học đã có một phát hiện quan trọng cho thấy giả thuyết trên có thể là sự thật.
Phát hiện hố thiên thạch khổng lồ
Theo các nhà khoa học, một thiên thạch khổng lồ đã lao xuống Greenland khoảng 13.000 năm trước, để lại một miệng hố to gấp 5 lần thành phố Paris. Miệng hố được phát hiện bên dưới băng nhờ hệ thống radar tinh vi.
Họ ước tính thiên thạch này được cấu tạo chủ yếu bằng sắt, đường kính khoảng 1,5km. Tác động từ thiên thạch tạo ra miệng núi lửa rộng 31km. Nếu đúng như dự đoán, thiên thạch có thể đã gây cháy rừng diện rộng ở Bắc Mỹ, sóng thần và khói đen bao trùm toàn cầu.
Nếu giả thuyết trên được xác nhận, cú va chạm này có thể có ý nghĩa quan trọng với câu chuyện lịch sử nhân loại.
Ngoài ra trước đó, khi các chuyên gia của Trường Đại học Kỹ thuật Edinburgh phát hành một bài báo khoa học, những nhận định từng bị các học giả chính thống bác bỏ của nhà khảo cổ Hancook đã trở nên nổi bật.
Câu chuyện được viết lại trên những tảng đá ở ngôi đền Gobekli
Theo các nhà khoa học, những tảng đá được chạm khắc phức tạp tìm thấy ở ngôi đền Gobekli Tepe, thuộc Thổ nhĩ Kỳ ngày nay là bằng chứng cho thấy một sao chổi đã va chạm vào Trái đất khoảng năm 11.000 TCN, gây ra những cơn đại hồng thủy quét sạch nền văn minh trên toàn cầu.
Các phép đo đạc cho thấy Gobekli Tepe được xây dựng vào khoảng năm 9.000 TCN nhưng các ký hiệu trên cột đá có niên đại khoảng 2.000 năm trước đó. Thông qua bản dịch các biểu tượng trong đền, có vẻ như Gobekli Tepe không đơn thuần chỉ là một ngôi đền, nó có thể là một đài quan sát cổ đại dùng để theo dõi bầu trời đêm.
Tiến sĩ Martin Sweatman của trường Edinburgh trong khi quan sát những cột đá ở đền Gobekli Tepe, đã phát hiện một cột đá dường như từng được sử dụng để ghi lại sự kiện tàn phá này. Có lẽ đó là ngày tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi kỷ Băng Hà kết thúc. Cột đá đó là Vulture Stone (“Cột trụ đá con kền kền”), các hình chạm khắc trên đó miêu tả một người đàn ông không đầu, biểu thị cho thảm họa to lớn đối với con người.
Các hình chạm khắc trên cột trụ Vulture Stone còn cho thấy nhiều loài động vật khác nhau ở các vị trí cụ thể. Các ký hiệu này đã khiến nhiều nhà khoa học phải đau đầu, nhưng Sweatman và đội ngũ của ông đã phát hiện chúng tương ứng với những chòm sao thiên văn, và miêu tả một vụ nổ sao chổi khổng lồ trong Hệ Mặt trời vào thời kỳ Younger Dryas.
Nhưng làm thế nào những người xây dựng đền Gobekli Tepe từ hơn 10.000 năm trước có thể chạm khắc các biểu tượng thiên văn phức tạp lên các cột đá? Chẳng phải theo nhiều nhà khoa học, vào thời điểm đó loài người vẫn còn “hoang dã” và không có bất kỳ kiến thức nào về toán học hay kỹ thuật? Rõ ràng lịch sử loài người mà chúng ta từng biết cần phải được xem xét lại.
Nếu giả thuyết của Hancock là đúng thì nó có ý nghĩa gì với nhân loại? Chính là con người dường như quá nhỏ bé trước vũ trụ và thiên nhiên, văn minh nhân loại dẫu phát triển đến đâu cũng phải tuân theo quy luật của tự nhiên và có thể kết thúc bất kỳ lúc nào.
Hồng Liên (t/h)
Xem thêm: