Nền công nghiệp phát triển mang đến cho nhân loại rất nhiều những cải tiến mới trong đời sống và sản xuất. Tuy vậy chúng cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm tàng rất lớn, có thể hủy diệt con người chỉ trong chốc lát. Thảm họa rò rỉ chất độc công nghiệp năm 1984 tại Ấn Độ là một minh chứng rõ ràng.
Vụ rò rỉ nghiêm trọng nhất thế giới là “vụ thảm án Bhopal” ở Ấn Độ. Sáng sớm ngày 3 tháng 12 năm 1984, một xưởng nông dược của Công ty liên hợp Mỹ sản xuất các hợp chất cacbon ở ngoại ô Bhopal, Ấn Độ, 45 tấn chất độc chứa trong bình khí nén trong hầm ngầm, đó là chất iso cyanua methyl lỏng chảy ra hết trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ.
Những đám khói nồng nặc cuồn cuộn ô nhiễm quanh vùng làm cho 200.000 người bị ngộ độc, hơn 1.500 người chết ngay tại chỗ. Theo điều tra, sau hơn 1 năm xảy ra vụ này, cư dân Bhopal đã sinh ra rất nhiều quái thai. Sau khi xảy ra, người ta gọi thành phố Bombay là thành phố chết.
Những vụ rò rỉ như vậy đôi khi cũng xảy ra ở các nước khác. Tháng 4 năm 1967, tại cảng Osaka – Nhật Bản, một chiếc tàu vạn tấn chở tetra ethyl chì đã rò rỉ ra ngoài, 12 công nhân làm vệ sinh đã bị ngộ độc, chết 8 người.
Tháng 6 năm 1967, một tàu chở thuốc trừ sâu rò rỉ làm chết 40 triệu con cá, đoạn sông dài 420km các sinh vật dưới nước hầu như chết hết.
Có những xưởng hóa dược đem chất thải đổ ra biển hoặc chôn xuống đất. Việc làm đó đều đe dọa con người. Năm 1978, một trận bão xảy ra ở bang New York làm bật tung những thùng chứa chất thải của một nhà máy hóa chất, chôn ở một lòng sông cũ, làm cho những thùng bị rỉ vỡ thủng, chất độc rò ra làm cho cây cỏ chết thối đen, trẻ em chơi nghịch ở đó bị bỏng tay chân mặt mũi, bệnh máu trắng tăng vọt trong dân cư ở đây, đồng thời phụ nữ có mang đã đẻ ra những quái thai.
Rò rỉ chất độc đã khiến cả thế giới phải quan tâm. Muốn cho chất độc không đe dọa sự sống của chúng ta và con cháu mai sau cần phải có hàng loạt biện pháp quản lý một cách khoa học, chặt chẽ và phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đảm bảo.
Theo KhoaHoc.TV