Từ tháng 7 của thai kỳ, con người đã có khả năng suy nghĩ, cảm nhận và ghi nhớ lại tất cả những gì đã diễn ra. Sau khi sinh, 80% trẻ có thể nhớ những gì đã diễn ra trong bụng mẹ trong nhiều năm. Điều này giống như một tiềm thức đặc biệt.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, não bộ của thai nhi bắt đầu hoàn thiện từ tháng 7. Ở thời điểm này, hầu hết các bé đều biết được những gì đang diễn ra trong và bên ngoài bụng mẹ. Nghĩa là, khi đứa bé sinh ra, chúng sẽ nhớ tất cả.
Mới đây, trên một diễn đàn làm mẹ, chị T.N.Q đã chia sẻ câu chuyện về con gái mình khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Theo đó, vào một ngày con gái chị Q. nói với mẹ rằng từng nghe cha bảo với mẹ bóng đèn lắp trên tủ khiến mẹ mất ngủ và hay giật mình. Điều đặc biệt là câu chuyện này xảy ra khi người mẹ còn đang mang thai và trong nhà không có ai kể lại cho con gái chị nghe, vậy vì sao người con lại biết?
Một trường hợp tương tự khác xảy ra ở Trung Quốc, người mẹ cũng được nghe con gái mình kể vanh vách về việc có một em bé thường chơi với mình lúc còn trong bụng mẹ. Khi nghe con nói, người mẹ bật khóc nghẹn ngào bởi vì con chị thật sự có một người chị song sinh nhưng không may đã mất sau khi chào đời. Những trường hợp này khiến người nghe không khỏi giật mình nhưng thực tế, đây là hiện tượng có thể được lý giải bằng những giả thuyết khoa học thuyết phục.
Vào năm 1980, có một nghiên cứu từ 1.620 trẻ em có độ tuổi trung bình là 4 tuổi. Nghiên cứu chỉ ra rằng từ tháng 7 của thai kỳ, con người đã có khả năng suy nghĩ, cảm nhận và ghi nhớ tất cả những gì đã diễn ra. Sau khi sinh, 80% trẻ có thể nhớ những gì đã diễn ra trong bụng mẹ trong nhiều năm. Điều này giống như một tiềm thức đặc biệt.
Liên quan đến điều này, từng có một trường hợp đặc biệt gây sửng sốt với giới nghiên cứu và các phụ huynh. Có một bé được cho là mắc chứng tự kỷ, không thích nói chuyện. Một hôm, họ sửng sốt khi phát hiện đứa bé quan tâm đến một bản tin tiếng Anh trên tivi và sau đó chủ động nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh. Qua kiểm tra, bác sĩ phân tích và gợi ý cho cha mẹ về việc trẻ có thể nhớ được sự việc kể từ khi còn trong bụng mẹ. Khi đó người mẹ mới nhớ ra trong thời gian mang thai, bản thân đang làm việc trong một công ty nước ngoài. Chính vì vậy, đứa bé đã nhớ tiếng Anh từ lúc này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, bộ nhớ của con người sẽ tương thích với từng giai đoạn phát triển khác nhau của não bộ. Bước vào tháng thứ 7 và tháng thứ 8 của thai kỳ, bộ não của bé bước vào giai đoạn phát triển thứ 2 và dần phát triển hoàn thiện, tăng cường khả năng ghi nhớ rõ ràng. Ở thời điểm này, con có thể phân biệt rõ giọng nói từ bên ngoài của người thân và ghi nhớ những gì đã xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài tử cung. Thậm chí con còn có khả năng tương tác lại tiếng nói của bố mẹ.
Yên Yên (t/h)