Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch sẽ ăn gì, cúng gì?

25/06/20, 07:57 Tri thức

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hay còn gọi là ngày Tết “diệt sâu bọ”. Vào ngày này, người Việt Nam cùng các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc đều có những phong tục vô cùng thú vị liên quan đến ẩm thực, cúng bái và lễ hội.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch) là một ngày Tết truyền thống. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hóa dân gian phương Đông, ảnh hưởng sâu rộng đến sinh hoạt văn hóa của người dân.

Về sự tích Tết Đoan Ngọ có nhiều phiên bản khác nhau:

Tại Trung Quốc, ngày này được cúng bái như ngày giỗ của Khuất Nguyên, một vị đại thần tài trí và liêm chính nước Sở. Về sau, ông vì nỗi đau mất nước mà trầm mình dưới sông Mịch La để tự vẫn. Người dân vô cùng thương tiếc, đã đến dòng sông Mịch La bày tỏ niềm tôn kính tấm lòng trung kiên của Khuất Nguyên. Để xua đuổi cá và ma quỷ lai vãng quanh xác Khuất Nguyên, các thuyền nhân dùng mái chèo khua trên sông, một số người ném bánh gạo hấp gói lá tre xuống sông làm mồi cho lũ cá.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết “diệt sâu bọ”. Một số người cho rằng tên gọi này bắt nguồn từ Đôi Truân, người đã chỉ cho dân cách lập đàn cúng đơn giản có bánh tro, trái cây, … để diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng.

Tết Đoan Ngọ, ăn gì để “diệt sâu bọ”?

Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc. Cũng vào thời điểm tháng 5 âm lịch, đúng vào khoảng cuối xuân đầu hạ, thời tiết thay đổi khiến trùng độc xuất hiện, các bệnh ôn dịch bắt đầu bùng phát. Những loài sinh sống ở nơi âm u ẩm ướt như rắn, rết, bò cạp cũng bắt đầu hoạt động mạnh hơn, cơ thể người trong điều kiện khí hậu như thế cũng dễ mắc bệnh, thân thể khó chịu. Vào thời cổ, người xưa thường phải xua đuổi “ngũ độc” trong ngày tết Đoan Ngọ.

Vậy nên vào mùng 5 tháng 5, người dân thường làm và thưởng thức các món ăn có tính chất “diệt sâu bọ”

Cơm rượu

Món cơm rượu có thể khiến sâu bọ “chao đảo” trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh qua i Tour Vietnam)

Có lẽ mùi nồng đượm của rượu từ món nếp lên men đã làm bọn sâu bọ “điên đảo”, thế nên Tết Diệt sâu bọ ở Việt Nam không thể thiếu món cơm rượu. Tùy theo vùng miền, mà cơm rượu được ủ theo các kiểu khác nhau.

Cơm rượu miền Nam thì vo tròn, sau khi lên men, nước cơm rượu trong, thơm vị nồng nhưng ngòn ngọt, hạt nếp mềm bở, ăn vào có chút say sẩm, nhưng không thể không nhấp thêm miếng nữa. Cơm rượu miền Bắc thì hạt nếp rời nhau, lại có thêm món cơm rượu nếp cẩm, vị beo béo cộng cái sần sật của hạt nếp chắc vỏ. Cơm rượu miền Trung lại là các bánh vuông, rất ít nước.

Tựu chung, ngày mùng 5 tháng 5, những người mê cơm rượu có dịp thả cửa, bọn trẻ con cũng được cha mẹ chiếu cố cho nếm chút cơm rượu, để gọi là “diệt sâu bọ” trong bụng.

Bánh ú nước tro

Tập tục ăn bánh ú trong dịp Tết Đoan Ngọ có lịch sử văn hóa lâu đời.
Tập tục ăn bánh ú trong dịp Tết Đoan Ngọ có lịch sử văn hóa lâu đời. (Ảnh qua Epoch Times)

Bánh ú nước tro có thể xem là đặc sản chỉ xuất hiện rầm rộ vào Tết Đoan Ngọ. Bánh ú còn có những cái tên khác như bánh bá trạng, bánh ú nước tro còn được gọi là bánh lá tre, bánh tro, Nói về bánh ú, lịch sử văn hóa của loại bánh này cũng không hề đơn giản. Bánh ú từng là món ăn cung đình, hơn nữa còn là món ăn làm nên tên tuổi của các cửa tiệm trứ danh. Ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, bánh ú có rất nhiều hương vị, từ mặn đến ngọt. Ở Việt Nam, ngoài bánh ú thông thường thì ngày mùng 5 tháng 5 phải ăn bánh ú nước tro. Bánh ú nước tro khác với bánh ú thông thường là có cái hạt nếp quyện vào nhau tạo thành lớp bánh trong và dai. Nhân bánh thông thường là nhân đậu xanh phân làm nhân ngọt và mặn.

Chè trôi

Chè trôi nước hoặc bánh trôi cũng đã trở thành món ăn quen thuộc trong phong tục Tết Đoan Ngọ của người Việt Nam. (Ảnh qua cooky.vn)

Phong tục ăn chè trôi nước, một số nơi gọi là bánh trôi vào 5/5 – Tết Đoan Ngọ là của người miền Nam. Bánh trôi được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa. Theo quan niệm dân gian thì món được làm từ gạo nếp có khả năng diệt sâu bọ tốt.

Thịt vịt

Thịt vịt vốn là món ăn Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, sau lan ra khắp cả nước. (Ảnh qua soha)
Thịt vịt vốn là món ăn Tết Đoan Ngọ của người miền Trung, sau lan ra khắp cả nước. (Ảnh qua soha)

Người ta cho rằng thịt vịt có tính hàn, chất mát, ngọt có tác dụng làm chuyển động phong huyết, tăng thêm năng lực. Đồng thời, thịt vịt cũng chữa nóng sốt cao và hạ nhiệt. Do đó, trong ngày Tết Đoan Ngọ, khí trời nóng nực, nên người ta dùng thịt vịt để quân bình nhiệt hàn.

Mặt khác nữa, có người lại cho rằng bắt đầu từ mùng 5 tháng 5 trở đi, thịt vịt béo hơn và không có mùi hôi. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Hoa quả theo mùa

Cùng với bánh tro, cơm rượu, chè trôi và thịt vịt thì hoa quả đúng mùa cũng được xem là một phương thuốc diệt sâu bọ. Theo quan niệm của ông bà xưa, sau khi các loài sâu bọ trong cơ thể bị cơm rượu nếp “chuốc say”, chúng ta tiếp tục ăn các loại trái cây có vị chua sẽ khiến chúng chết nhanh hơn. Các loại trái cây mùa hè như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, cũng là các thứ quả không thể thiếu trên ban thờ ngày Tết Đoan Ngọ.

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần những gì?

Mâm cỗ Tết Đoan Ngọ cần có cơm rượu, bánh ú, trái cây theo mùa. (Ảnh qua tintuconline)

Cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

  • Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
  • Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…Tuy nhiên, mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
  • Xôi, chè, bánh ú nước tro

Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ là khác nhau, cũng tùy theo điều kiện gia đình mà cúng kiến.

Văn khấn cho ngày Tết Đoan Ngọ có thể theo các bài soạn sẵn, tuy nhiên khấn vái quan trọng ở tâm, mong cầu điều thiện lương, mong muốn điều tốt cho người khác thì Thần Phật ắt sẽ phù hộ, độ trì, chứng cho lòng thành của mình. Cũng lưu ý có một số điều không nên bỏ qua khi cúng gia tiên Tết Đoan Ngọ.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào?

Theo quan niệm của người xưa, Đoan nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 13 giờ. Đoan ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương. Vậy nên, cúng Tết Đoan Ngọ nên cúng vào giờ chính ngọ ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch).

Các phong tục vào ngày Tết Đoan Ngọ

Người Hàn Quốc có phong tục gội đầu bằng lá Thanh Xương Bồ vào Tết Đoan Ngọ.
Người Hàn Quốc có phong tục gội đầu bằng lá Thanh Xương Bồ vào Tết Đoan Ngọ. (Ảnh qua Epoch Times)

Trong mùng 5/ 5, ngoài tục làm mâm cỗ cúng gia tiên; người ta còn treo lá ngải cứu trước cửa nhà; làm túi ngũ sắc đeo cho trẻ em; lên rừng hái thuốc; khảo cây lấy quả (một người trèo lên cây, một người ở dưới dùng sống dao gõ vào thân cây hỏi lý do ít quả và đe dọa chặt cây nếu cây không sai quả, người trên cây sẽ hứa cho quả sai); hoặc có nơi làm thịt vịt, thịt ngan để mang về bên nhà mẹ, nhà vợ…

Người miền Bắc thường giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…

Với trẻ em: Sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.

Với người lớn: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Truyền miệng trong dân gian về ngày Tết Đoan Ngọ

Như đã nói trên, Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc gắn liền với Khuất Nguyên, còn ở Việt Nam có sự xuất hiện của Đôi Truân.

Trong ca dao Việt Nam cũng có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè, Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”. 

Tết Đoan Ngọ còn được người Việt gọi bằng cái tên khác là “Tết Nửa Năm” (cũng có nơi là gọi là Giữa Năm). Đây được xem là tên gọi của riêng người Việt, không lẫn với tên gọi của các quốc gia khác. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm khẳng định: “Tết Đoan Ngọ Việt Nam có cùng một khởi nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa (vào khoảng vùng hạ lưu Dương Tử trở xuống) và Bắc Đông Dương”.

Lại nói về Khuất Nguyên, tại sao cái chết của ông lại khiến người dân đau buồn và năm nào cũng làm giỗ lớn trên sông Mịch La?

Khuất Nguyên có thể được xem là nhà thơ lớn đầu tiên của Trung Quốc và là người khai thủy cho thơ phú Trung Hoa. Sự trung thành và lòng yêu nước không lay chuyển thể hiện trong những áng văn hàm chứa lý tưởng Khổng Phu Tử, cho đến ngày nay vẫn được xem là chuẩn mực cho giới trí thức. Văn thơ và lòng yêu nước của ông đã có tác động sâu sắc đến nhiều thế hệ Nho gia sau này. Câu chuyện Khuất Nguyên nỗ lực bài trừ tệ quan liêu tham nhũng là một ví dụ.

Trải qua hơn hai nghìn năm qua, sự mến mộ dành cho tinh thần yêu nước của Khuất Nguyên dường như vẫn tồn tại. Thế nên, Tết Đoan Ngọ trở thành một dịp lễ hội lớn với nhiều niềm vui. Ở các nước, người ta còn tổ chức Lễ hội thuyền rồng, thi ăn bánh ú hay còn gọi là lễ giải tống.

Hàn Mai

Avatar

Hàn Mai

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x