Để kỷ niệm 80 năm ngày sinh của siêu sao võ thuật Hồng Kông Lý Tiểu Long, Bưu điện Hồng Kông dự kiến phát hành bộ tem đặc biệt và bưu phẩm liên quan mang tên “Lý Tiểu Long – võ nghệ truyền thừa”, để mọi người có thể cùng trân trọng tưởng nhớ. Cư dân mạng bàn luận rất sôi nổi, vô tình vạch trần “Lịch sử đen” của Thành Long.
Cục Bưu điện Hồng Kông cho biết, những thành tựu đáng tự hào của Lý Tiểu Long trải dài, xuyên suốt qua các vùng miền, thời đại và lĩnh vực. Ông hào hoa trên màn ảnh, đỉnh cao trong võ thuật và bất tử trong võ nghệ truyền thừa. Việc phát hành tem và tập bưu phẩm liên quan là để ôn lại nghệ thuật điện ảnh và tư tưởng triết lý của Lý Tiểu Long, để mọi người cùng tưởng nhớ về siêu sao này.
Theo tin tức của Central News Agency, các bưu điện tại Hồng Kông dự định bán tem kỷ niệm và các tập bưu phẩm về Lý Tiểu Long vào ngày 27/11, bao gồm Phong bì ngày phát hành đầu tiên, tem, tờ tem nhỏ, tem nhỏ, bọc tem, bưu thiếp v.v. hầu hết các tập bưu phẩm này được lấy cảm hứng thiết kế từ nhiều bộ phim, tư tưởng triết lý, và triệt quyền đạo (Jeet Kune Do) của Lý Tiểu Long.
Ngoài ra, họa sĩ vẽ tay nghệ thuật Hồng Kông Jimmy Yuen cũng đã vẽ “Xe điện theo chủ đề Lý Tiểu Long” đầu tiên trên thế giới bằng hình thức “vẽ tay”, kết hợp hình ảnh của Lý Tiểu Long lên xe điện Hồng Kông, nội thất của chiếc xe cũng sẽ được thiết kế dựa theo chủ đề “Ngôi nhà cũ Cửu Long đường của Lý Tiểu Long”. Tôi hy vọng sẽ sử dụng “xe điện theo chủ đề Lý Tiểu Long” để kỷ niệm 80 năm ngày sinh của ông, ghi chép lại các mốc phát triển và thành danh của ông ấy, nhằm thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới, thúc đẩy du lịch và nâng cao hình ảnh quốc tế của Hồng Kông.
Được biết, trong cảnh mở màn của bộ phim kinh điển “Tinh Võ Môn”, Lý Tiểu Long đã đánh một nhóm lưu manh, trong đó Thành Long – một nghệ sĩ thường xuyên đứng lên bảo vệ ĐCSTQ bị dư luận chỉ trích là “mắc bệnh thân Cộng”, là một trong những “bào long sáo” (vai phụ) bị Lý Tiểu Long đánh cho “tơi bời”. Nhiều năm sau, Thành Long cũng tiết lộ rằng, ở cuối phim, vị trưởng quan Nhật Bản bị Lý Tiểu Long đá bay ra ngoài, cũng là do ông đóng thế.
Sau đó, trong “Long tranh hổ đấu”, Thành Long tiếp tục chỉ đóng vai phụ, có một cảnh trong phim là trận chiến dưới tầng hầm, Thành Long xuất hiện trước máy quay hơn mười giây, nhưng không có lời thoại, sau đó bị Lý Tiểu Long đánh trả và khuất phục. (Xem video – phút 1 giây 18).
Từ đó, Thành Long luôn sử dụng những cảnh đóng thế có độ rủi ro cao làm “thương hiệu” và điểm thu hút của mình, sử dụng hiệu ứng cắt ghép chỉnh sửa khéo léo để lừa phỉnh người xem, công khai tuyên bố rằng các động tác nguy hiểm là do chính mình tự thực hiện, giấu nhẹm đi việc có người đóng thế. Trong phim “Kế hoạch A”, ông ta bắt đầu cố ý tạo vỏ bọc, thần hóa bản thân, liên tục nhấn mạnh rằng ông ta dùng chính cơ thể bằng xương bằng thịt của mình, thực hiện các pha diễn nguy hiểm đến tính mạng, cố tình tạo ra một huyền thoại bằng xương bằng thịt.
Trong những năm gần đây, lời nói và hành động của Thành Long liên tục gây tranh cãi, một bài báo có tiêu đề “Thành Long, 37 năm qua ông đã nói một lời dối tày trời, còn định che giấu bao lâu nữa?” vẫn được lan truyền rộng rãi trên Internet, phơi bày những bê bối của ông ta trong những năm qua. Khi được truyền thông Trung Quốc phỏng vấn vào năm 2012, ông đã khoe khoang với thế giới bên ngoài rằng, thể lực của ông không thua kém gì Lý Tiểu Long, chỉ là đối phương được thần thoại hóa quá mức mà thôi. Nhận xét này ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ người hâm mộ điện ảnh, có người thẳng thắn nói: “Thành Long chỉ là một diễn viên hành động, còn Lý Tiểu Long là một võ thuật gia thực thụ!” Và đây chỉ là một trong số rất nhiều “tiểu sử đen” của Thành Long.
“Bobo” một blogger Trung Quốc nổi tiếng, từng đăng một bài blog có tiêu đề “Top 10 vụ bê bối của Thành Long bị hàng trăm cư dân bóc mẽ”, vạch trần 10 vụ bê bối hàng đầu của Thành Long kể từ khi ông “vào nghề”, bao gồm phim cấp ba, con gái ngoài giá thú, tai nạn xe hơi, trục lợi từ thiện, bê bối với trẻ vị thành niên, rửa tiền, người đại diện thương hiệu, “lùm xùm” lịch sử tình ái v.v. Trong thời gian Hồng Kông diễn ra phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ, Thành Long đã vội vàng bày tỏ sự “trung thành” với ĐCSTQ, tự xưng là “hộ kỳ thủ” (chỉ những người bảo vệ lá cờ đỏ năm sao của Trung Quốc, tức là người yêu nước). Thành Long liên tục phát ngôn như một kẻ “tay sai”, vì vậy bị cư dân mạng gán cho danh hiệu “Thành trùng” (sâu bọ), khiến dư luận chú ý.
Lương Phong