Trương Đức Giang – Ủy viên trưởng Thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân, sau chuyến viếng thăm một số nước trở về, đã liên tục nhận phải những bài bình luận công kích của trang “Thành Báo” Hồng Kông, và trở thành đề tài được quan tâm đặc biệt cả trong lẫn ngoài nước.
Từ ngày 28/9 đến ngày 4/10, trang “Thành Báo” của Hồng Kông đã 4 lần đăng tải lên trên trang chủ, công kích ông Trương Đức Giang – Ủy viên trưởng của Đại hội đại biểu Nhân dân, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Trưởng phòng Công tác Hồng Kông Ma Cao; chỉ trích ông Trương Hiểu Minh – chủ nhiệm Phòng Liên lạc Hồng Kông – Trung Quốc và Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh, gọi nhóm người này là “bè lũ bốn tên loạn Hồng Kông”, dưới sự bảo hộ của Trương Đức Giang đã sử dụng đủ mọi thủ đoạn để tập trung quyền lực, kích động mâu thuẫn địch và ta trong dân chúng.
Bài viết chỉ trích ông Trương Đức Giang lũng đoạn hệ thống Đại hội Đại biểu Nhân dân; nhắc lại chuyện ông Trương đã từng hạ lệnh phong tỏa và che giấu tình hình bệnh SARS, dùng thủ đoạn cứng rắn để áp chế các kênh truyền thông tiết lộ tình hình dịch bệnh, khiến cho dịch bệnh từ Quảng Đông lan rộng đến Hồng Kông, bùng phát trên toàn quốc, thậm chí khiến cả thế giới hoang mang.
Bài viết gọi Trương Đức Giang là “kẻ vô lại thối tha”, là “tai tinh” (ngôi sao tai họa) khuấy đảo Hồng Kông suốt 13 năm. Trong thời gian Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo nắm quyền cho đến Tập Cận Bình chấp chính, ông ta cứ không ngừng gây rối. Bài viết mong đợi “hổ đầu trảm” của Ban Kỷ luật Trung ương có thể xử trảm “bè lũ lợi ích này”, và kêu gọi lãnh đạo Tập Cận Bình trừ sạch “bè lũ bốn tên loạn Hồng Kông”, “chặt đứt” người điều khiển đang đứng đằng sau, khiến cho những kẻ gây rối không còn có thể giở trò được nữa.
Sau khi trang “Thành Báo” đăng liên tục 4 bài viết: “Một đòn chí mạng của Trương Đức Giang, nghị quyết ‘31 – 8’ dấy lên cuộc cách mạng dù”; “Trương Đức Giang họa loạn Hồng Kông 13 năm – từ việc che giấu dịch bệnh SARS đến hủy hoại khát vọng tổng tuyển cử của Hồng Kông”; “Nịnh bợ chủ nhiệm Phòng Liên lạc Hồng Kông dùng tiền mua quyền, Trương Đức Giang mở ra con đường tham nhũng của Đại hội Đại biểu Nhân dân trên khắp cả nước” và “Trương Đức Giang nắm quyền Quảng Đông là nhờ vào thế lực đen tối”; ngày 7/10, “Thành Báo” Hồng Kông lại lần nữa lấy hình thức tranh châm biếm quảng cáo để ám chỉ Trương Đức Giang ngay trên trang đầu, cũng bởi ấn đường của ông Trương có một nốt ruồi nên gọi ông ta là “nốt ruồi lớn”, chế giễu ông hoàn cảnh bất lợi.
Trang “Thành Báo” vốn thân với Hồng Kông và Bắc Kinh suốt mấy ngày liền công khai ‘oanh tạc’ Trương Đức Giang, trận chiến công khai quy mô này, đã vượt xa cả Tăng Khánh Hồng – cựu Thường ủy ĐCSTQ, cựu phó chủ tịch quốc gia, nhân vật số hai của phe cánh Giang Trạch Dân, được gọi là “Khánh thân vương”, “Thiết mạo tử vương” trước đó.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung đã đăng dẫn lời của ban biên tập có thâm niên bên trong “Thành Báo” cho biết, hàng loạt bình luận đều là ông chủ trực tiếp chuyển giao cho ban biên tập yêu cầu đăng tải; kỳ thực những nội dung bình luận này vốn không phải là tài liệu gì mới, nhưng điều khiến cho giới quan sát bên ngoài chú ý là trang “Thành Báo” nguyên vốn thân với Bắc Kinh lại dám cả gan công kích Lương Chấn Anh, Trương Hiểu Minh, cho đến Trương Đức Giang.
Ngày 30/9, “Tạp chí giám sát kỷ luật Trung Quốc” trang tạp chí chính thức của Ban Kỷ luật Trung ương đã đăng tải lại bài bình luận, đặc biệt nhắc đến “Thành Báo” Hồng Kông ủng hộ chiến dịch đả hổ diệt ruồi chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình.
Bài viết thỉnh thoảng trích dẫn lại lời bình “đây đã phá vỡ quy tắc ‘hình phạt không đến Thường ủy’, chứng minh cuộc chiến chống tham nhũng, chống hủ bại quyết không nhân nhượng” từ sau khi Chu Vĩnh Khang bị khai trừ khỏi đảng tịch.
Ông Tạ Thiên Kỳ – bình luận viên thời sự chính trị cho rằng, giới truyền thông Ban Kỷ luật Trung ương ủng hộ “Thành Báo”, nhắc lại “hình phạt đến Thường ủy”, tương đương với tỏ rõ một cách công khai rằng, “Thành Báo” công kích Trương Đức Giang và trực tiếp chỉ đích danh Giang Trạch Dân, đây là được phe cánh ông Tập Cận Bình chỉ kế bày mưu.
Ông Tạ Thiên Kỳ nói rằng, sau Hội nghị Bắc Đới Hà, Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn đã phanh phui vụ án hối lộ cử tri của tỉnh Liêu Ninh, thanh trừ hệ thống Đại hội Đại biểu Nhân dân do Trương Đức Giang kiểm soát.
Dấu hiệu cho thấy, hành động liên hoàn nhắm đến Trương Đức Giang của phe cánh ông Tập Cận Bình hiển nhiên là đã có chuẩn bị. Trương Đức Giang bị “điệu hổ ly sơn”, trong thời gian 10 ngày viếng thăm nước ngoài, phe cánh ông Tập Cận Bình rất có khả năng đã bố trí hành động cụ thể, “Thành Báo” liên tục công kích Trương Đức Giang hẳn làm một mắt xích quan trọng trong đó.
Giới quan sát bên ngoài cũng sôi nổi suy đoán, Hội nghị trung ương 6 sắp triệu khai, trong thời gian diễn ra Hội nghị, Tập Cận Bình sẽ thông qua “quy tắc” mới trong đảng và thanh lý người phát ngôn trước sân khấu của phe cánh họ Giang, Trương Đức Giang có lẽ trở thành Thường ủy đương nhiệm đầu tiên của phe cánh Giang Trạch Dân bị Tập Cận Bình bắt giữ.
Trương Đức Giang cùng với Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, được gọi là “hai Trương một Lưu”, là thân tín “kiềng ba chân” của Giang Trạch Dân, là người phát ngôn trước sân khấu của phe cánh họ Giang sau khi Giang Trạch Dân thoái xuất khỏi trung tâm quyền lực cao nhất ĐCSTQ.
Vì để bảo trì cân bằng lực lượng với “bộ ba sắt” Thái tử đảng Tập Cận Bình, Du Chính Thanh, Vương Kỳ Sơn này ở trung tâm quyền lực cao nhất trong nhiệm kỳ mới của ĐCSTQ, “hai Trương một Lưu” này đã liên minh trở thành “bộ ba sắt” của phe cánh họ Giang, đấu tranh gay gắt với phe cánh ông Tập Cận Bình.
Từ Đại hội 18 đến nay, trong khoảng thời gian Tập Cận Bình nắm quyền được gần 4 năm, hai Trương một Lưu không ngừng tiến hành gây rối, cản trở, can nhiễu, phá hoại, với ý đồ ngăn cản chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng và triển khai các hạng mục cải cách kinh tế chính trị của Tập Cận Bình.
Vì để giúp cho Giang Trạch Dân không bị thanh toán món nợ máu trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và tội ác mổ cướp nội tạng, “hai Trương một Lưu” nhiều lần phối hợp với Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng phát động hoạt động hình thức đảo chính các loại đối với chính quyền của Tập Cận Bình. Ngoài ra, không kể là vấn đề Hồng Kông, vấn đề Đài Loan hay là vấn đề Triều Tiên, đều có thể nhìn thấy bóng dáng của “hai Trương một Lưu” đằng sau những sự kiện đó.
Bởi tội ác của Giang Trạch Dân, người chủ của họ đứng trước kết cục bị thanh toán triệt để, tập đoàn lợi ích của Giang Trạch Dân gần như đứng tước nguy cơ tan vỡ, phản kháng của “bộ ba sắt” phe cánh họ Giang này với Tập Cận Bình đã đến mức người sống kẻ chết, càng ngày càng gay cấn, công khai.
Giới quan sát bên ngoài cho rằng, Tập Cận Bình không can tâm làm Hồ Cẩm Đào thứ hai, sau khi quản thúc Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, đối với sự khiêu khích của “bộ ba sắt” hai Trương một Lưu này cũng tuyệt đối sẽ không ngồi yên mà không quản, nhất là cần phải bắt Trương Đức Giang, người luôn công khai khiêu khích thách thức Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình từng nhiều lần đề cập đến triệt để đổi mới xây dựng đảng và quy phạm sinh hoạt chính trị trong đảng, “then chốt là cán bộ cấp cao, đặc biệt là nhân viên cấu thành của Hội Ủy viên Trung ương, Cục Chính trị Trung ương, Hội Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị Trung ương”.
Có thể đoán trước rằng, sau khi giam lỏng quản thúc Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, hai Trương một Lưu, đặc biệt là Trương Đức Giang luôn lợi dụng chức vụ Ủy viên trưởng Hội Thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân công khai đối chọi với Tập Cận Bình, rất có khả năng trở thành “con hổ lớn” siêu cấp bị bắt giữ tiếp theo. Và “Thành Báo” của Hồng Kông luân phiên oanh tạc suốt mấy ngày liền, có thể có ngụ ý đã vén mở tấm màn thanh toán Trương Đức Giang.
Tập Cận Bình từ sau khi đảm nhận người lãnh đạo cao nhất từ Đại hội 18 đã phát động chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng cho đến nay, một đường vượt chông gai, vượt quan trảm tướng, “đả hổ” chống tham nhũng, đã đến một mấu chốt quan trọng. Mấy chốt này chính là, Tập Cận Bình đã bắt giữ hơn 100 “con hổ lớn” cấp bộ tỉnh, có tin đồn rằng ông Tập đã bí mật bắt giữ, giam lỏng hai cha con Giang Trạch Dân, Giang Miên Hằng và Tăng Khánh Hồng – nhân vật số 2 của phe cánh họ Giang
Hiện tại nếu công khai âm mưu đảo chính và tội ác bức hại và mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, mà công khai bắt giữ thì Tập Cận Bình sẽ chịu sự cản trở và phản công từ “kiềng ba chân” của phe cánh họ Giang, còn nếu không mau chóng triệt để thanh toán tội ác của Giang Trạch Dân, thì lại không thể tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, cho đến kinh tế xuống dốc nghiêm trọng, lòng dân hoang mang, xã hội hỗn loạn.
Sau khi chấn chỉnh quân đội, cảnh sát vũ trang và tiến hành bố trí nhân sự đối với chính quyền địa phương, ngọn giáo tiến công đã chỉ hướng về hai Trương một Lưu. Trên mấu chốt quan trọng này, Tập Cận Bình cần phải bắt giữ hai Trương một Lưu, nhất là cần phải bắt giữ Trương Đức Giang, mới có thể phá tan cục diện.
Đây chính là nói, Hội nghị trung ương 6 bắt giữ hai Trương một Lưu, đặc biệt là bắt giữ Trương Đức Giang, là một trận chiến phá tan cục diện. Điều này là vì, Hội Thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân là cơ cấu quyền lực lập pháp cao nhất, Trương Đức Giang với tư cách là Ủy viên trưởng của Hội Ủy viên Đại hội Đại biểu Nhân dân, có thể mượn cơ cấu lập pháp tối cao đề phản đối Tập Cận Bình. Năm 2013, Trương Đức Giang ngoài việc phản đối ý kiến bãi bỏ trại cưỡng bức lao động cải tạo của Tập Cận Bình, còn khống chế thuộc hạ uy hiếp Tập Cận Bình, nói có thể bãi bỏ chức vụ của Tập.
Trương Đức Giang chính là thông qua quyền lực to lớn của Ủy viên trưởng Thường ủy Đại hội Đại biểu Nhân dân mà đọ sức công khai với Tập Cận Bình. Tập Cận Bình cần phải lấy độc trị độc, dùng thân phận Tổng Bí thư, mượn “quy tắc” nội bộ ĐCSTQ, một lần tóm gọn Trương Đức Giang, mới có thể thuận lợi thông qua bãi bỏ chế độ Thường ủy và kiến lập chế độ tổng thống, mới có thể công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, quét sạch chướng ngại, mới có thể thi hành thể chế dân chủ ở Trung Quốc.
Điều này vốn không phải nói là, bắt giữ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ không quan trọng. So với Trương Đức Giang, chức vụ và tác dụng của họ không trọng yếu như Trương Đức Giang. Trong thời gian diễn ra Hội nghị trung ương, có bắt giữ Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ hay không vốn không quan trọng; vì để tránh giảm thiểu chấn động trong chốn quan trường ĐCSTQ, sau này bắt họ cũng không muộn màng gì. Còn bắt Trương Đức Giang, lại là sự tình hệ trọng, đặt một dấu chấm quan trọng cho chiến dịch “đả hổ’ chống tham nhũng, hạ bệ Giang của Tập Cận Bình trước Đại hội 19 của ĐCSTQ.
Theo Epochtimes.com