Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh cho quân đội tập trung vào việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu trong 5 năm tới khi ông cảnh báo về những bất ổn trong và ngoài nước, Epoch Times đưa tin.
Trong một bài phát biểu trước các đại biểu của các lực lượng vũ trang Trung Quốc tại các phiên lập pháp hàng năm của Bắc Kinh vào ngày 9/3, ông Tập, người đứng đầu Quân ủy Trung ương, cho biết việc đảm bảo các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẵn sàng cho chiến tranh nên là mục tiêu hàng đầu trong việc xây dựng quân đội của đất nước.
Ông nói: “Hoàn cảnh an ninh hiện nay của đất nước chúng ta phần lớn là không ổn định và không chắc chắn.” Ông Tập đã chỉ thị cho các lực lượng vũ trang nâng cao tinh thần “sẵn sàng chiến đấu” của họ và nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu quân sự hàng năm như được nêu trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, lộ trình chính sách mới nhất của Trung Quốc.
Được công bố tại Bắc Kinh vào ngày 5/3, đề xuất kêu gọi sự hợp tác giữa quân sự và dân sự, hay còn gọi là sự hợp nhất dân sự-quân sự, nhằm trang bị cho quân đội các vũ khí hỗ trợ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ tiên tiến khác.
Ông Tập nói: “Quân đội Trung Quốc nói chung phải sẵn sàng đối phó với nhiều tình huống phức tạp và khó khăn khác nhau, đồng thời kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an toàn và lợi ích phát triển của quốc gia.”
Được biết, việc tăng chi tiêu quốc phòng liên tục trong nhiều năm đã khiến Trung Quốc trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ.
Trong năm tới, Bắc Kinh có kế hoạch chi hơn 1,38 nghìn tỷ nhân dân tệ (212 tỷ USD), tăng khoảng 6,8% so với năm 2020, theo Ngô Khiêm, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc hôm Chủ nhật, ông Ngô biện minh việc tăng chi tiêu quân sự là cần thiết cho cả mục tiêu tự vệ và bảo vệ hòa bình thế giới, nói rằng đó là điều “không thể chê bai.”
Ông Ngô cho biết, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức an ninh nội địa “không thể bỏ qua”, bao gồm “chủ nghĩa bá quyền đang trỗi dậy, chính trị cường quyền, chủ nghĩa đơn phương” – những từ ngữ mà Bắc Kinh thường nhắc đến khi đề cập đến Hoa Kỳ – trong số những mối đe dọa mà ông nói sẽ làm suy yếu Trung Quốc.
“Thế giới còn lâu mới có hòa bình, vì vậy quốc phòng của chúng ta phải mở rộng quy mô,” ông nói.
Trong khi chính quyền Trung Quốc phủ nhận việc tìm cách theo đuổi bá quyền, họ đã ngày càng hung hăng hơn ở eo biển Đài Loan và Biển Đông.
Cụ thể, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, gần như hàng ngày kể từ đầu năm nay. Tuần trước, họ đã đột ngột cấm nhập khẩu dứa Đài Loan vì lý do sâu bệnh. Hơn 90% lượng dứa xuất khẩu của Đài Loan là sang Trung Quốc vào năm ngoái.
Vào cuối tháng Giêng, Ngô cảnh báo Đài Loan rằng “độc lập đồng nghĩa với chiến tranh.”
Ông nhắc lại quan điểm tương tự trong cuộc phỏng vấn ngày 7/3, rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có quyền lựa chọn triển khai tất cả các biện pháp cần thiết để đưa Đài Loan về dưới trướng, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã nhiều lần gọi tuyên bố của chính quyền đối với Đài Loan là một vấn đề “bất khả xâm phạm”. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị vào ngày 7/3 đã yêu cầu chính quyền Biden hủy bỏ hoạt động ủng hộ Đài Loan của cựu Tổng thống Donald Trump, một hành động mà ông Vương cho là đang “đùa với lửa”.
Thượng nghị sĩ Philip Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, bày tỏ lo ngại rằng quân đội Trung Quốc có thể đang đạt được những bước tiến lớn cả về quy mô và khả năng của mình để thay thế Hoa Kỳ trên trường thế giới.
Ông mô tả khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực có hậu quả nhất đối với tương lai của Mỹ, nơi vị thế răn đe của Mỹ “phải thể hiện năng lực và ý chí để thuyết phục Bắc Kinh một cách dứt khoát rằng cái giá để đạt được các mục tiêu của họ bằng cách sử dụng vũ lực quân sự đơn giản là quá đắt.”
“Từ lâu, họ đã nói rằng họ muốn trở thành như vậy vào năm 2050. Tôi lo lắng về việc họ sẽ chuyển mục tiêu đó đến gần hơn,” ông nói.
Thiện Thành