Tập Cận Bình liên tục có hai động thái ‘khiêu khích’ Giang Trạch Dân

19/09/20, 07:17 Trung Quốc

Gần đây, tạp chí cánh tả “Trung Lưu” đã được xuất bản trở lại, tạp chí này trước đây từng bị cấm vì ‘dám’ chỉ trích Giang Trạch Dân. Ngoài ra, chính quyền Tập cũng đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đối thủ một thời của Giang Trạch Dân – Dương Bạch Băng. Một số nhà phân tích cho rằng, hai sự kiện này rõ ràng là hành động chống lại Giang của Tập.

Tập Cận Bình liên tục có hai động thái ‘khiêu khích’ Giang Trạch Dân (ảnh 1)
Gần đây Tập Cận Bình liên tục có hai động thái muốn ‘khiêu khích’ Giang Trạch Dân. (Ảnh:Dwnews)

Tạp chí cánh tả được phát hành trở lại thu hút sự chú ý của dư luận

Vào đầu tháng 9, tạp chí cánh tả “Trung Lưu” của Đại lục bất ngờ được “tái xuất bản” sau khi đã bị đình chỉ trong 19 năm. Số đầu tiên của “Tuyển tập Trung Lưu” được phát hành dưới dạng điện tử. Tạp chí đã bị đình chỉ xuất bản cách đây 19 năm vì đã chỉ trích Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bài báo năm đó mô tả “Bài phát biểu ngày 1 tháng 7” của Giang là một sai lầm chính trị cực kỳ nghiêm trọng.

Các phân tích cho rằng, việc cho phép “Trung Lưu” xuất bản trở lại là do Tập Cận Bình muốn mở đường cho việc tái đắc cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc xu hướng cánh tả sẽ mở rộng tại Đại lục và ông Tập cũng không lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của mình, mà thay vào đó sử dụng những “cánh tả cũ” này cho mục đích riêng, việc cho phép xuất bản trở lại đồng thời cũng là một cái tát vào mặt Giang Trạch Dân và báo hiệu một tín hiệu ‘rẽ trái’ trong xu hướng chính trị.

Kỷ niệm ngày sinh tướng cấp cao quân đội nhằm lôi kéo quyền lực chính trị

Ngoài các sự việc trên, chính quyền Tập Cận Bình đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Dương Bạch Băng, em trai cùng cha khác mẹ của cố Ủy viên Bộ Chính trị Dương Thượng Côn vào tháng 9, đồng thời đề cao sự cần thiết của việc học hỏi lòng trung thành của Dương Bạch Băng đối với ĐCSTQ, ngoài ra còn tập trung nhấn mạnh rằng quân đội phải học các tư tưởng của Tập Cận Bình trong việc củng cố quân đội, khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội, v.v.

Theo quy định của ĐCSTQ, người đến sau khó có thể làm ngược lại những gì mà nhà lãnh đạo cũ đặt ra. Điều kỳ lạ là bây giờ khi Giang Trạch Dân vẫn còn sống, hai việc Giang đã làm lần lượt bị Tập Cận Bình gạt đi, cho thấy rằng Tập Cận Bình đang khiến cho Giang Trạch Dân xấu mặt.

Bàn luận về vấn đề này, kênh YouTube “Wong Kim’s Observation” đã phân tích rằng, Giang Trạch Dân đã mượn tay của Đặng Tiểu Bình để tước bỏ binh quyền của Dương Bạch Băng, bây giờ Tập Cận Bình long trọng tưởng niệm Dương Bạch Băng, đồng nghĩa với việc khôi phục thanh danh của Dương Bạch Băng, đồng thời cũng là một cái tát vào mặt Giang Trạch Dân.

Wong Kim cho rằng, những dấu hiệu trên cho thấy Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân về cơ bản đang muốn xâu xé nhau, ông Tập và gia đình họ Dương chưa từng có mối quan hệ đặc biệt nào, việc tưởng niệm Dương Bạch Băng hẳn là có ý đồ đánh thẳng vào mặt Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình tuy nắm quyền nhưng sức mạnh không phải chỉ nghiêng về một phía, việc Tập Cận Bình làm lễ kỷ niệm cho Dương Bạch Băng hẳn là muốn lôi kéo quyền lực chính trị để chống lại phe Giang.

Ông nói rằng, nhà họ Dương mang trong mình quyền lực của dòng máu cách mạng, và việc Tập Cận Bình khôi phục lại thanh danh cho họ Dương là đang củng cố quyền lực chính trị của dòng máu cách mạng, cố gắng lôi kéo các quyền lực chính trị khác nhau. Đồng thời, điều đó cũng cho thấy ông Tập sẽ ngày càng thiên về khuynh hướng chính trị cánh tả.

Đại hội khen thưởng ‘biến chất’, Tập Cận Bình nhắc lại 31 lần từ “đấu tranh”

Trước đó, ĐCSTQ đã tổ chức một đại hội tuyên dương cuộc chiến chống dịch vào ngày 8/9. Trong bài phát biểu hơn một giờ đồng hồ, Tập Cận Bình có vẻ mặt nghiêm nghị, lời nói chậm rãi, ông không biểu lộ niềm vui “chiến thắng”, mà lại 31 lần nhắc đến từ “đấu tranh”.

Một số nhà phân tích cho rằng, buổi “tuyên dương” này được tổ chức ngay khi quan hệ Mỹ-Trung đang tiếp tục xấu đi, chính sách chống lại Hoa Kỳ của ĐCSTQ tại Liên minh châu u bị thất bại khiến ĐCSTQ bị cô lập trên trường quốc tế. Cùng lúc đó, dịch bệnh đã khiến nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, quyền lợi của những kẻ cầm đầu trong ĐCSTQ bị tổn hại, mâu thuẫn trong nội bộ Đảng đang dâng cao.

Trong bối cảnh đó, Tập Cận Bình đã 31 lần đề cập đến từ “đấu tranh”, rõ ràng là đang muốn cảnh báo và trấn áp các lực lượng và tiếng nói “chống Tập” trong nội bộ Đảng. Vào đầu tháng 8, có tin đồn rằng các cán bộ kỳ cựu của ĐCSTQ và lực lượng ‘chống Tập’ của Giang Trạch Dân không hài lòng với một loạt các biện pháp đối ngoại và đối nội của Tập, và muốn cắt giảm quyền lực của Tập.

Tập và Giang tranh đấu, ai sống ai chết?

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của ĐCSTQ lần thứ 18, việc đầu tiên ông làm là sử dụng biện pháp chống tham nhũng để củng cố quyền lực của mình, đến Đại hội Đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 19, “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được đưa vào điều lệ Đảng, cho đến kỳ họp ‘Lưỡng hội’ năm 2018 thì đã sửa đổi Hiến pháp thành công, được coi là “khẳng định vị thế độc tôn”.

Nhưng sau đó thì cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và chính sách ngoại giao ‘chiến lang’ của ĐCSTQ lại liên tục gặp khó khăn. Đặc biệt là bước sang năm 2020, chính quyền ĐCSTQ lâm vào tình trạng khó khăn cả trong lẫn ngoài.

ĐCSTQ đã che giấu đại dịch viêm phổi Vũ Hán, cưỡng chế thực thi Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông và nhiều vấn đề khác như nhân quyền ở Tân Cương. Ngoài suy thoái kinh tế, sự bất bình của công chúng trong nước tăng cao, những tiếng nói chống lại Tập Cận Bình trong nội bộ Đảng Cộng sản gia tăng, các cuộc tranh giành quyền lực tiếp tục dâng cao, thậm chí trực tiếp yêu cầu Tập từ chức. Vì vậy mà Tập đang phải đối mặt với một tình thế khó xử.

Nhà bình luận Lý Chính Khoan đã đăng một bài báo trên tờ Epoch Times nói rằng, chính quyền ĐCSTQ đang trong tình cảnh “bốn bề thọ địch”, nội bộ tranh đấu ngày càng gay gắt, đặc biệt là cuộc đấu tay đôi một mất một còn giữa Tập Cận Bình với các đối thủ chính trị và đại diện của hệ thống Giang Trạch Dân như là Tăng Khánh Hồng.

Vào đêm trước cuộc họp ở Bắc Đới Hà, để tránh việc Tăng Khánh Hồng tiếp tục gây “rắc rối”, Tập đã tiếp quản 9 tổ chức tài chính cốt lõi dưới quyền “Tomorrow Holding” của Tiêu Kiến Hoa. Vì Tiêu là “chiếc găng tay trắng” được gia đình Tăng sử dụng để kiếm tiền, ông Tập chắc chắn đã khám xét “nhà” của Tăng. Sau đó “Tomorrow Holding” đã đưa ra một “Tuyên bố long trọng” gồm 4 điều để thách thức Tập, và một đợt cận chiến khốc liệt mới bắt đầu.

Quách Văn Quý, tỷ phú Trung Quốc sống lưu vong ở Mỹ cho biết vào hôm 28/7 rằng: Nghe nói Tăng Khánh Hồng có hành động chống lại Tập Cận Bình, nhưng không thành công vì đã bị Tập phát hiện. Tập đã rất tức giận và đã tiêu diệt gia đình Tăng Khánh Hồng cùng với “đôi găng tay trắng” của ông ta. Vào ngày 4/8, Quách nói trong một chương trình phát sóng trực tiếp rằng, trận chiến giữa Tập và Tăng là trận chiến tàn khốc nhất trong lịch sử ĐCSTQ. Cho đến nay, nhiều người thuộc phe của Tăng Khánh Hồng đã bị bắt.

Cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc Hác Hải Đông rất thân thiết với Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, ông cũng tiết lộ rằng cuộc đấu đá giữa Tập Cận Bình và Tăng Khánh Hồng lần này là nguy hiểm chết người cho cả hai bên, thậm chí có thể cùng “chết chung”.

Lý Chính Khoan cho rằng, thách thức lớn nhất của Tập Cận Bình không phải là các mối đe dọa từ Giang và Tăng mà là ở sai lầm chết người của Tập khi quyết duy trì “bảo vệ Đảng để bảo vệ quyền lực, bảo vệ quyền lực là bảo vệ tính mạng của mình.” Điều này đã khiến Tập rơi vào “chiếc bẫy Tacitus” (nghĩa là khi chính phủ đánh mất tín nhiệm từ người dân thì dù nói đúng, làm đúng cũng bị cho là sai).

Vì điều này, Tập có thể phải đối mặt với một làn sóng phản công điên cuồng mới từ Giang, Tăng, những người đang liều chết để đấu tranh.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x