Dịch viêm phổi Vũ Hán lây lan mất kiểm soát đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Tại thời điểm quan trọng này, ông Tập Cận Bình lại biến mất trong vòng 7 ngày, cho tới ngày 5/2, đài CCTV mới phát tin tức về sự xuất hiện của Tập. Ngoại giới phân tích cho rằng, Tập Cận Bình lộ diện thực chất là do tình thế ép buộc, có 3 bí ẩn lớn đằng sau việc này.
Theo CCTV, trong lúc gặp gỡ Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Đại lễ đường Bắc Kinh vào ngày 5/2, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nói rằng, công tác phòng chống và kiểm soát dịch viêm phổi Vũ Hán đang có hiệu quả.
Ông Tập Cận Bình đã không xuất hiện công khai trong 7 ngày liên tiếp kể từ cuộc gặp với Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 28/1. Hơn nữa, những thành viên khác của Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ cũng mất dạng, điều này dẫn đến rất nhiều suy đoán.
Vào buổi chiều ngày Tập Cận Bình gặp Hun Sen, ông chủ trì Hội nghị Ủy ban Trị quốc Trung ương lần 3, tuy nhiên, tin tức liên quan cũng không cho thấy sự xuất hiện của ông Tập, chỉ có các phóng viên tin tức đọc bản thảo.
Trước sự việc này, một số phân tích cho rằng, Tập Cận Bình không lộ diện trong vòng 7 ngày chứng tỏ rằng dịch viêm phổi Vũ Hán là vô cùng nguy hiểm. Ngay cả nơi có mức độ bảo vệ an toàn nghiêm ngặt nhất như Trung Nam Hải cũng không dám sơ suất. Trong lúc này, Tập Cận Bình buộc phải lộ diện gặp mặt Hun Sen, đằng sau nó ẩn chứa 3 điều bí ẩn.
Bí ẩn đầu tiên là những tin đồn truyền đi khắp nơi từ Trung Nam Hải, Tập Cận Bình buộc phải ra mặt để “duy trì ổn định”.
Trong vài ngày qua, ngoài việc Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chỉ được nhắc đến qua các báo cáo bằng văn bản, 5 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ gồm Lật Chiến Thư, Hàn Chính, Uông Dương, Vương Hỗ Ninh và Triệu Lạc Tế cũng đã biến mất trên các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ trong 10 ngày.
Có phân tích cho rằng, có thể lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ buộc phải cách ly lẫn nhau do ảnh hưởng của dịch bệnh Vũ Hán. Theo một phân tích khác, Tập Cận Bình đang phải đối mặt với khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông lên nắm quyền. Ngoài bệnh dịch, còn cần phải ngăn chặn vấn đề nội bộ và đảo chính. Các thành viên ủy ban thường trực như Hàn Chính có thể bị theo dõi bởi phe Tập Cận Bình, nhằm đề phòng họ sử dụng ảnh hưởng của mình để âm mưu cùng lực lượng chống Tập Cận Bình đảo chính.
Theo tờ BBC, do tình hình dịch bệnh, Trung Nam Hải buộc phải làm việc từ xa, Ủy ban Thường vụ có thể cũng không ngoại lệ, chỉ tổ chức họp qua điện thoại.
Lý Khắc Cường gần đây từng đến Vũ Hán để chỉ đạo phòng chống dịch bệnh, hiện tại vẫn đang trong thời gian cách ly và quan sát, vì vậy các thành viên của Ủy ban Thường vụ có thể đều phải đeo khẩu trang trong khi họp. Tập Cận Bình không muốn để ngoại giới nhìn thấy cảnh tượng đáng xấu hổ khi lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đều phải đeo khẩu trang, vì vậy một loạt báo cáo truyền thông chính thức không phát cảnh quay video.
Ngoài ra, trên mạng còn lan truyền tin tức như Tập Cận Bình bị trúng gió. Khi các loại tin đồn lan truyền khắp nơi, Tập Cận Bình phải ra mặt để “duy trì sự ổn định”.
Điều bí ẩn thứ hai là Mỹ đã cung cấp thuốc cứu mạng nên Tập Cận Bình mới tự tin và đích thân lộ diện thể hiện quyết tâm sau nhiều ngày biến mất.
Theo báo cáo, một loại thuốc thử nghiệm từ công ty dược phẩm sinh học Gilead của Mỹ đã được thử nghiệm lâm sàng và có tác dụng chữa bệnh rõ ràng trong điều trị viêm phổi Vũ Hán do chủng mới virus Corona gây ra. Hiện tại, công ty này đã chia loại thuốc này cho Trung Quốc và cho phép phía Trung Quốc tự sản xuất, nhằm giúp điều trị những bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Thật trùng hợp, ngay sau khi Mỹ cung cấp cho Trung Quốc “thuốc cứu mạng”, Tập Cận Bình, người đã ‘lẩn trốn’ trong nhiều ngày đã chính thức xuất hiện và gặp gỡ khách nước ngoài. Ngoại giới tin rằng, loại thuốc cứu mạng do Mỹ cung cấp mang lại cho Tập Cận Bình sự tự tin, khiến ông đích thân lộ diện để thể hiện quyết tâm chống lại dịch bệnh sau nhiều ngày biến mất.
Điều bí ẩn thứ ba là do ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, hơn 60 quốc gia đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập cảnh đối với Trung Quốc, nhiều quốc gia dần dần rời khỏi Trung Quốc. Điều này đã giáng một đòn vào chính trị, kinh tế và ngoại giao của ĐCSTQ, khó có thể tưởng tượng được các tác động tiêu cực sẽ diễn ra tiếp theo. Sau khi có thuốc cứu mạng từ Mỹ, Tập mới khẩn trương triệu tập “đồng minh” và nhân cơ hội phát ngôn với bên ngoài.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thời kỳ đỉnh điểm của đợt bùng phát bệnh viêm phổi Vũ Hán vừa đến, loại thuốc cứu mạng do Mỹ cung cấp hiện do ban lãnh đạo ĐCSTQ độc quyền, và phía Trung Quốc đã tăng giá từ bốn đến năm trăm lần, thêm vào đó tốc độ lây lan dịch viêm phổi Vũ Hán cực nhanh, rất khó để tầng lớp trung lưu và hạ lưu kịp thời có được loại thuốc hiệu quả này. Do đó, trong hai tuần hoặc thậm chí ba tháng tới, số ca nhiễm bệnh và tử vong ở Trung Quốc là không thể tưởng tượng được.
Chuyên gia kinh tế Trình Hiểu Nông cho biết, tình hình dịch bệnh lần này chưa có dấu hiệu giảm bớt, cục diện hỗn loạn của nền kinh tế xã hội toàn quốc năm 2020 do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh mới chỉ bắt đầu.
Bình luận viên thời sự Tiêu Nhược Nguyên, người luôn theo dõi tình hình dịch bệnh cho biết, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh tương đương với vụ nổ hạt nhân Chernobyl lớn nhất trong lịch sử. Ông nhận được tin vào ngày đầu năm mới, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp, lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ cảm thấy tình hình dịch bệnh sẽ thách thức tính hợp pháp trong việc cầm quyền của ĐCSTQ, tức là đã đến giai đoạn diệt vong của Đảng.
Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) nói rằng, Tập Cận Bình cảm thấy tầm nghiêm trọng của vấn đề, dịch bệnh bùng phát, nhiều thành phố bị phong tỏa, toàn Trung Quốc rơi vào hoảng loạn, năng lực thống trị của Tập Cận Bình đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Vậy lối thoát nằm ở đâu? Dựa vào kiểm soát mạng và dẫn dắt dư luận chỉ làm chết dần sức sống của xã hội này.
Minh Huy (Theo NTDTV)