Nhiều người dân Trung Quốc đã lên tiếng kiến nghị chính quyền bắt ông Giang Trạch Dân vì tội diệt chủng sau khi một phát biểu của ông Tập Cận Bình về việc giải oan cho những vụ án oan sai được phát sóng trên truyền thông.
Truyền thông Trung Quốc ngày 24/8 đã phát sóng một đoạn video về buổi nói chuyện của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hội nghị công tác Chính Pháp ủy Trung ương vào ngày 7/1/2014.
Trong đó ông Tập Cận Bình đã nói: “Không phải bàn là có án oan sai mà hiện giờ chúng ta sửa sai thì mang lại thiệt hại hay xung đột gì, mà cần phải xem là chúng ta đã gây ra cho người ta thiệt hại và ảnh hưởng gì. Gây ra thiệt hại và ảnh hưởng gì cho uy tín chấp pháp của chúng ta. Án oan sai là mang đến thiệt hại và ảnh hưởng đến uy tín của toàn bộ hệ thống chấp pháp”.
Ông Tập Cận Bình lại nói: “Chúng ta làm công tác sửa sai, là mất bò mới lo làm chuồng”, nỗ lực để “dân chúng có thể cảm nhận được công bằng chính nghĩa trong mỗi vụ án tư pháp”.
Hiện nay, vụ oán oan sai lớn nhất tại Trung Quốc chính là cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà bình luận viên thời sự Xuyên Nhân đã nhận định, nó chính là gánh nặng chính trị lớn nhất mà chính quyền đương nhiệm Bắc Kinh liên tục bị quốc tế lên án và chỉ trích.
Luật sư nổi tiếng Trung Quốc, giáo sư Trương Tán Ninh của đại học Đông Nam khi trả lời phỏng vấn của Epoch Times đã nói rằng, sự bức hại phi pháp của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương thời đối với Pháp Luân Công là vô cùng chấn động.
Người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc không được đảm bảo các quyền lợi cơ bản, thêm vào đó lại bị cưỡng chế mang lên thân tội danh của Điều 300 luật hình sự là “phá hoại việc thực thi pháp luật”.
Ông giải thích: “Pháp luật nhất định là chính xác, cụ thể, thì làm sao có việc chung chung gọi là phá hoại việc thực thi pháp luật… Bản thân tội danh này rất buồn cười…”
Theo Minghui.org, trang website của Pháp Luân Công thống kê, hiện đã có hơn 200.000 người tập Pháp Luân Công và gia đình của họ đệ đơn tố cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân lên òa án và viện kiểm sát tối cao nhưng đến nay về căn bản đều chưa được lập án.
Theo thống kê mới nhất trên Minghui.org, nửa đầu năm 2017 có ít nhất 450 người tập Pháp Luân Công bị kết án phi pháp. Trong đó có 29 người bị kết án vì đã đâm đơn tố cáo ông Giang Trạch Dân.
Luật sư Trương Tán Ninh cho biết: “Tố tụng là quyền lợi chính đáng của công dân, hiến pháp cho phép mọi công dân có quyền lợi tiến hành tố cáo tội ác của Giang Trạch Dân, là công dân thì đều có quyền lợi khởi tố ông ta. Hơn nữa tòa án nhân dân tối cao cũng quy định có án thì nhất định phải lập, nên tố cáo Giang Trạch Dân là hoàn toàn hợp pháp”.
“Hiện nay, quy định ‘có án phải lập’ của Trung Quốc vẫn chưa có tác dụng với những người tập Pháp Luân Công, đây là một sai sót của tòa án nhân dân tối cao trong việc chấp hành quy định. Pháp luật nhất định phải bình đẳng và có hiệu lực với tất cả mọi người, không thể nói là không có hiệu lực với một nhóm người nào đó. Điều đó khẳng định là không phù hợp với tinh thần pháp trị”.
Ông nhấn mạnh, vấn đề một đảng chuyên chính mà không được giải quyết, vấn đề tự do báo chí mà không được giải quyết, thì vẫn phải dựa vào đảng đang chấp chính lén lén lút lút đi sửa sai, cho dù có thể bình phản cho một số án oan sai, thì cũng chẳng thấm vào đâu, không thể làm triệt để. Chỉ sau khi người dân phản ánh gay gắt, chính quyền mới bị áp lực mà dùng biện pháp nào đó để thực thi. Kể cả việc xóa bỏ các trại cưỡng bức lao động cũng vậy.
Năm 1999 khi ông Giang Trạch Dân phát động trấn áp Pháp Luân Công, căn cứ vào kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc thì họ coi quần thể hàng chục triệu người tập Pháp Luân Công là đối tượng phạm tội để xử lý. Đây là điều mà bình luận viên Xuyên Nhân cho rằng vô cùng kinh tâm động phách.
Luật sư Trương Tán Ninh cho biết tội ác lớn nhất của ông Giang Trạch Dân là tội phản nhân loại và mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công. Việc xử lý ông Giang Trạch Dân chỉ là chuyện sớm muộn bao gồm cả việc bình phản cho “sự kiện Lục Tứ”.
Từ tháng 12/2015 đến nay, ông La Vũ, con trai của cố Đại tướng La Thụy Khanh đã liên tục viết thư công khai gửi ông Tập Cận Bình, khuyên ông Tập xử lý tội phản nhân loại của ông Giang Trạch Dân. Ông La Vũ nói ĐCSTQ đã mất hết lòng dân, hoàn toàn sụp đổ rồi và ông Tập chỉ còn một con đường duy nhất, chính là dẫn dắt Trung Quốc bước sang dân chủ hóa.
Ông La Vũ nhấn mạnh rất ủng hộ cách làm kiện ông Giang Trạch Dân của người tập Pháp Luân Công, vì niềm tin chân – thiện – nhẫn của Pháp Luân Công là hoàn toàn đúng đắn, bức hại Pháp Luân Công là đi ngược lại Hiến pháp Trung Quốc. Trong tội ác bức hại Pháp Luân Công, ông La Vũ cũng đặc biệt lưu ý đến tội ác mổ cướp nội tạng. Ông chỉ ra, đây là tội ác chống lại loài người. Hiện nay mọi người dân Trung Quốc đều hy vọng ông Tập Cận Bình trị nước theo Hiến pháp, lập án điều tra ông Giang Trạch Dân theo pháp luật.
Ông Bào Đồng, cựu Thư ký của ông Triệu Tử Dương cũng có cùng quan điểm. Ông nhấn mạnh trong lễ kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của Pháp Luân Công (25/4/1999 – 25/4/2017) rằng, cuộc bức hại mà những người tập Pháp Luân Công phải gánh chịu là cuộc bức hại phi pháp, điều đó nói lên rằng Trung Quốc không phải là một quốc gia điều hành bằng luật pháp.
Pháp Luân Công chịu nhận bức hại, trên thực tế cũng chính là toàn bộ người dân phải chịu nhận bức hại, mong rằng tất cả những ai bị xâm phạm quyền công dân, có thể hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đứng lên bảo vệ quyền công dân, bao gồm cả quyền lợi của những người tập Pháp Luân Công.
Ông Hoàng Kim Cầu, người gạo cội trong ngành truyền thông Đại Lục trước đây từng nói: “Bằng chứng về thời gian ông Giang Trạch Dân chấp chính bắt đầu bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công đã vô cùng chính xác, ở hải ngoại điều này đã có ảnh hưởng rất lớn, nhiều quốc gia cũng kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Tôi hy vọng chính quyền Bắc Kinh hiện nay có thể theo trào lưu quốc tế, có thể sớm chấm dứt cuộc bức hại này, đồng thời xử lý những tội ác bức hại và phản nhân loại trong quá khứ”.
Theo Trithucvn