Tanzania, đất nước nằm ở bờ biển phía Đông châu Phi, là nơi có tỉ lệ người bị bạch tạng rất cao. Ở đây, những người bạch tạng phải đối mặt với sự kì thị của cộng đồng, thậm chí là nguy hiểm thường trực đe dọa đến tính mạng.
Bắt nguồn từ sự mê tín, người bạch tạng ở Tanazia bị giết hại dã man, trở thành vật hiến tế hoặc bị xâm hại chỉ vì được tin rằng quan hệ với một người bạch tạng có thể chữa khỏi bệnh AIDS.
Ngoài ra, người bạch tạng còn bị cộng đồng tẩy chay, hắt hủi vì cho rằng những “đứa con trắng” này đã bị ma quỷ nguyền rủa và sẽ mang lại điều xui xẻo nếu để họ ở gần.
Những gia đình có con bị bệnh bạch tạng phải bỏ cả quê hương để chạy trốn và luôn trong trạng thái nơm nớp lo sợ.
Cô Epafroida ước mơ trở thành chủ một doanh nghiệp dệt may. Điều này rất cần thiết vì người bạch tạng luôn cần nhiều quần áo hơn người bình thường.
Da của người bạch tạng có rất ít hoặc không có melanin. Điều này khiến họ rất dễ bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời. Những đứa trẻ buộc phải đeo kính râm và mũ để bảo vệ mình.
Chính phủ Tanzania thành lập các trung tâm cứu trợ đặc biệt cho người bị bạch tạng sau khi có quá nhiều người bị bắt cóc và giết hại. Có cả những người không bị bệnh nhưng vẫn sống ở đây cùng với các thành viên bạch tạng trong gia đình.
Bác sĩ da liễu Luis Rios đang đo kích thước khối u bên tai cậu bé Dada Molel tại Trung tâm Da liễu ở Moshi, một trong số ít những nơi cung cấp trợ giúp về y tế cho người bạch tạng.
Hadija đang bím tóc tóc Zawia dưới một bóng râm, nơi Zawia không phải đối mặt với những rủi ro của ánh nắng mặt trời.
Cô Grace Manyika đang kiểm tra các lọ sản phẩm trước khi gửi đến trung tâm phân phối tại Moshi.
Thời gian tắm sẽ bắt đầu vào lúc hoàng hôn vì đây là thời điểm an toàn nhất trong ngày mà da của người bạch tạng không bị tổn thương bởi ánh nắng.
Một người phụ nữ đang giúp cậu bé bôi kem Kilisun, kem chống nắng dành riêng cho những người bị bạch tạng.
Aisha Adam là một trong số ít các trẻ em đang sống tại làng bạch tạng với gia đình gồm mẹ và ba anh em.
Zawia biết nói tiếng Swahili, tiếng Anh và ước mơ trở thành giáo viên tại ngôi làng này, nơi đã cung cấp một chỗ trú ẩn an toàn cho cô.
Những người phụ nữ bỏ quê hương để tìm đến trung tâm với đứa con mắc bệnh bạch tạng của họ khi bị cộng đồng kì thị, tẩy chay.
Hai bác sĩ đang áp dụng phương pháp làm lạnh để điều trị tổn thương tiền ung thư cho một bệnh nhân bạch tạng 18 tuổi.
Ở đây, trẻ em được đi học đàng hoàng và vô tư chơi đùa trong một môi trường không có kì thị hay các mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Cơ sở vật chất ở các trung tâm này còn khá thiếu thốn và khó khăn…
…nhưng ít nhất người bạch tạng ở đây đã có được nơi trú ẩn an toàn và tránh được những cái chết thảm khốc do sự mê tín và thiếu hiểu biết của cộng đồng.
Cô bé Kelen, 11 tuổi rất thích được khiêu vũ trong khu phòng đang xây dở của trung tâm.
Một người phụ nữ bạch tạng trùm khăn kín đầu để bảo vệ làn da mỏng manh trong lúc chờ đợi một bác sĩ tại Trung tâm Da liễu.
Một bé gái đang xem lại tác phẩm nghệ thuật của mình.
Theo ước tính của Hội Bạch tạng Tanazia, có khoảng 8.000 người bạch tạng sống trong các ngôi làng cứu trợ nhưng thực tế số người bạch tạng ở đất nước này còn cao hơn nhiều.
Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng săn đuổi người bạch tạng, Tanazia cần phải có chính sách giáo dục rõ ràng, nâng cao ý thức, hiểu biết cho cộng đồng…
…và biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với hành động giết hại, săn đuổi người vô tội.
Theo Yan /Ảnh: Ana Palacios