Một người nông dân Mỹ sống gần thành phố Conception city, bang Missouri, Mỹ phát hiện ra một tảng đá rất nặng vị vùi lấp ở chân đồi trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của mình. Theo định giá, tảng đá có giá trị lên tới 3,5 triệu đô la.
Bị thiên thạch 4,5 tỷ năm xuyên thủng trần nhà / Thiên thạch sắp mang vàng xuốngTrái đất
Mỗi gam chất đó trị giá 200 đôla (xin nhắc lại 1gam đá Mặt trăng do nhà du hành vũ trụ Mỹ mang về giá 14.000 đôla). Khối lượng tảng đá lạ này là 17 kg. Như vậy tảng đá này trị giá 3,5 triệu đô la. Đối với người nông dân, thật là “của trời cho”. Lúc đầu người ta tưởng đó là một tảng đá cuội tầm thường. Nhưng khi cưa một mẩu nhỏ của nó, người nông dân đó thấy lộ ra những tinh thể lớn màu vàng và xanh lục, óng ánh nằm trên nề một khối màu trắng nhạt (tựa như chiếc bánh ngọt, có nhân là những quả nho khô) bị bao bọc dưới một lớp vỏ màu nâu khiêm tốn. Ông quyết định đăng tin rao vặt trên báo để bán viên đá nói trên. Một nhà hóa học chuyên đi săn thiên thạch là Karl Aston từ Saint Louis, vốn say mê sưu tầm những mẫu đá lạ, nghe tin đồn liền tìm đến và năm 2009, ông mua lại được tảng đá lạ đó để bày trong nhà. Tới 10/11 vừa qua, Karl Aston mới mang tảng “đá” độc đáo của mình đến hỏi nhà địa hóa học, chuyên gia nổi tiếng về thiên thạch Randy Korotev, Trường Đại học Washington, bang Saint Louis. Nhà khoa học xác định luôn đó là một thiên thạch chứa sắt, gọi là pallasite, thuộc loại rất hiếm gặp trong thiên nhiên. Tờ báo mạng Newsland cho biết, nguồn gốc tảng thiên thạch đá đã được công bố. Nó xuất xứ tứ Vành đai các thiên thể xa xôi, bay giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc vượt qua vạn dặm, bay xẹt qua Trái đất rồi dưới sức hút của trọng trường nó rơi xuống mặt đất. Với tốc độ rất cao, nó cắm sâu vào lòng đất, bị vùi lấp xuống sườn đồi của người nông dân nọ. Ông chủ mới Karl Aston cắt tảng thiên thạch ra từng lát, đánh bóng, mỗi lát trông như một tác phẩm nghệ thuật. Ông mang tặng gần hết cho bảo tàng của các trường Đại học và bảo tàng địa chất, chỉ giữ lại vài tấm cho bộ sưu tập của mình. Tuấn Hà |
Theo VietnamNet