Ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc, một nhà phê bình sắc bén không ngại đụng chạm các vấn đề nhạy cảm, đã có những nhận định về đường hướng mới của Trung Quốc sau kỳ họp toàn thể lần thứ 6.
Kỳ họp lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương đảng khóa 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua “Một số chuẩn tắc liên quan đến sinh hoạt chính trị trong đảng dưới tình thế mới”, “Điều lệ giám sát nội bộ ĐCSTQ”, và lần đầu tiên chính thức đưa ra khái niệm “Lãnh đạo hạt nhân Tập Cận Bình”.
Có phân tích cho rằng Tập Cận Bình muốn đi đến con đường độc tài, tập trung quyền lực tuyệt đối. Nhưng ông Tân Tử Lăng, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc, người được xem là học giả ủng hộ phe cánh ông Tập Cận Bình, trong cuộc phỏng vấn với trang Secretchina đã đề cập rằng, sau khi xác lập địa vị “lãnh đạo hạt nhân”, đã thiết lập cơ sở vững chắc hơn cho ông Tập Cận Bình đưa Trung Quốc hướng đến con đường dân chủ.
Dưới đây là nội dung phỏng vấn ông Tân Tử Lăng, chúng tôi xin được cung cấp cho quý đọc giả tham khảo.
PV: Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 đã thông qua chuẩn tắc và điều lệ giám sát trong “nghiêm khắc cai trị đảng”, đã xác lập địa vị “lãnh đạo hạt nhân”, đối với chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng trong tương lai của ông Tập Cận Bình là sẽ có thêm một bước đột phá mới phải không?
Ông Tân Tử Lăng: Không sai. Nói Tập Cận Bình “đả hổ chống tham nhũng”, làm như vậy là không được, cần phải làm thế nào? Tôi liền nói với họ rằng, ông trước hết cần phải thành lập chế độ, đưa ra cáo thị, để cho người dân biết được, tránh bị tổn hại, nếu không như vậy, người dân vừa bước ra đã bị “bầy hổ” cắn chết rồi.
Chuyện này, cần phải có thứ tự trước sau, ông cần phải đánh rớt uy phong của những “con hổ” đã, lúc này, ông mới có thể thành lập chế độ. Nếu không như vậy, thử hỏi thành lập chế độ được không? Chỉ riêng chuyện quan chức công khai tài sản này, toàn thế giới đều đã làm được, duy chỉ Trung Quốc là không làm được, điều lệ công khai tài sản quan chức đã được đưa ra gần 30 năm rồi, đến nay vẫn còn chưa làm được.
Vì sao tôi tin có thể thông suốt? Một Tập Cận Bình, một Vương Kỳ Sơn, một Lý Khắc Cường, 3 người này là ‘thanh quan’ thật sự, họ không có gánh nặng, nếu như bản thân họ tồn trữ mấy trăm triệu Mỹ kim ở nước ngoài, thì khẩu khí đó hiển nhiên sẽ khác rồi.
Vậy nên, hiện nay những “con hổ vừa”, “con hổ già” ở bên dưới muốn kiếm chuyện, không chỉ là chúng tôi, họ cũng có, công ty bờ bên kia lại nói anh rể của Tập Cận Bình thế nào đó, về sau điều tra thử, thì thấy không phải là chuyện như vậy. Tập Cận Bình đã xử lý những chuyện này rồi, nghe nói còn đã bồi thường tiền cho người ta.
Người ta đã vượt qua được điều tra, Tập Cận Bình nói “rèn sắt cần phải tự mình cứng”, bản thân ông ấy là cứng rắn, rất nhiều người nói quan chức kê khai tài sản không làm được, nếu như thật sự không làm được, thế thì Trung Quốc chính là đã không còn hy vọng nữa. Một chút chuyện nhỏ như vậy cũng không làm được, còn nói gì đến chuyện xét xử Giang Trạch Dân đây! Sẽ làm được, tài sản của quan chức nhất định cần phải công bố, điều này Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn đều đã nói rồi.
Trước đó, tôi ở Thượng Hải đã có một cuộc nói chuyện, tôi nói, ý kiến công bố tài sản này cần phải được đưa lên Hội Ủy viên Trung ương thảo luận, kết quả đã bị phủ quyết. Tôi nói, những Ủy viên Trung ương này có còn là người nữa không? Có còn đại biểu cho chúng ta không?
Kiến nghị của tôi là, những ai nếu không công khai tài sản, thì không thể làm Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật Thanh tra, đương nhiên, tôi nói không có tác dụng, nhưng mà, Vương Kỳ Sơn nói chính là có tác dụng, Đại hội đảng lần thứ 19 sắp tới, nếu không công khai tài sản nhất định sẽ không vào được Hội Ủy viên Trung ương. Chuyện này quyết không thể qua loa được.
PV: Có một số phân tích cho rằng, xác lập địa vị “lãnh đạo hạt nhân” có ngụ ý là Tập muốn đi con đường “tập quyền, độc tài”, nhưng chúng tôi từ lời nói của ông biết được, Hội nghị Toàn thể Trung ương 6 này đã thông qua hai văn kiện, trái lại đối với việc ông Tập Cận Bình đi theo con đường dân chủ trong tương lai dường như đã có được điều kiện tốt hơn, xin ông hãy giải thích một chút về lý do mà ông tin tưởng Tập Cận Bình sẽ đưa Trung Quốc hướng đến con đường dân chủ?
Ông Tân Tử Lăng: Lịch sử vẫn còn đang phát triển, hễ “tập trung quyền lực” liền rất dễ khiến cho các giới bên ngoài có hai cách nhìn, nói “tập quyền” để làm gì? Anh chuẩn bị làm hoàng đế, độc tài ư? Hay là chuẩn bị làm chuyện tốt, đi đến con đường dân chủ? Sẽ xuất hiện hai cách nhìn này.
Ví như ông Tưởng Kinh Quốc năm đó, khi mà Quốc Dân đảng chuyển đổi mô hình, trong đảng cũng có những lời bàn ra tán vào, nói ông làm như vậy, sẽ đánh mất hết toàn bộ cơ nghiệp thống nhất của Quốc Dân đảng, chúng ta sẽ không còn có thể chấp chính được nữa, đảng Dân Tiến sẽ giành mất chính quyền, lúc đó tiếng phản đối của một số quan chức cấp cao trong chính đảng cũng là khá lớn.
Vậy nên, nếu như ông Tưởng Kinh Quốc không tập trung hết thảy các loại quyền lực đặc biệt trong đảng vào trong tay mình, thì không thể xoay chuyển cục diện được. Nhưng Quốc Dân đảng về sau đã chuyển hình rồi, cho phép tự do ngôn luận, hủy bỏ điều cấm của đảng, cho phép tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tinh thần.
Náo loạn cả một hồi lâu, ông Tưởng Kinh Quốc “tập trung quyền lực” là muốn làm chuyện tốt. Nhưng lúc đó thì sao, những người cho rằng Tưởng Kinh Quốc cần phải “tập tung quyền lực” để làm chuyện tốt thì hỏi được có mấy người. Về sau khi biết được ông muốn làm “chuyện tốt”, các nguyên lão trong đảng đều muốn phản đối, nhưng ông nói chuyển đổi là chuyển đổi, ông nói bãi bỏ điều cấm trong đảng là bãi bỏ điều cấm trong đảng, ông nói cho phép tự do báo chí thì cho phép tự do báo chí.
Vì vậy, “tập trung quyền lực” này chính là để xem người lãnh đạo đó muốn làm chuyện tốt hay làm chuyện xấu. Hiện nay có một số người mong muốn nghĩ chuyện này thành chuyện xấu, nói Tập Cận Bình muốn làm Tần Nhị Thế, Mao Nhị Thế, Mao hoàng đế gì gì đó, còn có người nói càng xa xôi hơn nữa, chính là ông ấy muốn làm Hitler!
Bàn ra tán vào, thật là ăn nói không đâu. Bởi vì, dựa vào những điều từng trải của Tập Cận Bình, giáo dục trong gia đình ông, những quyển sách mà ông đã đọc, một số ảnh hưởng mà ông đã tiếp nhận, tại sao ông luôn nói rằng ông đã từng đọc qua những quyển sách phương Tây nào đó? Ông nói quá trình tư tưởng của ông, một số tác phẩm kinh điển trong nền giáo dục nhập môn thời xưa, ông đều đã đọc qua.
Ngoài ra, nói từ trải nghiệm của ông, lúc ông ấy mười mấy tuổi, khi đó vẫn còn là một đứa trẻ, đã bị mang ra đấu tố, cái mũ cao đó còn không đội được, phải dùng hai tay để đỡ lấy. Lúc ông còn trẻ đã bị bức hại, mấy lần vào trại giam dành cho thanh thiếu niên, bị điều đến Thiểm Bắc tham gia đội lao động sản xuất ở nông thôn, ông là một người đã từng trải qua những chuyện như vậy, ông ấy sẽ không đem hết thảy những điều bản thân đã từng trải mà quay trở lại thực thi trên thân của những người trẻ tuổi, ông ấy sẽ không làm như vậy.
Ông ấy căn bản không giống như Mao Trạch Đông. Mao xác thực có tư tưởng độc chiếm thiên hạ, đặc biệt là về sau này đã khiến cho hơn 30 triệu người phải chết đói, ông ta không thể nào chối bỏ tội ác lịch sử này được, ông ta biết rằng hễ chết đi, ông ta chính là nhân vật phụ diện, không thể đứng vững được nữa. Cái gì vĩ đại, quang minh, đúng đắn, cái gì là người lãnh tụ vĩ đại, con dân của ông dưới sự cai trị của ông, đã đói chết nhiều người đến như vậy, đây là chuyện gì? Vì vậy, ông ta cần phải đề bạt Giang Thanh lên, cần phải đề bạt Mao Viễn Tân lên.
Có một người bạn tôi quen rất thân, anh ta biết rất rõ chuyện này, có một lần các cán bộ cấp cao, “hồng nhị đại” tụ họp với nhau, Mao Viễn Tân cũng ở đó, mọi người bắt đầu tán gẫu, nói Mao muốn nhường ngôi lại cho Giang Thanh, Mao Viễn Tân nói không đúng, là muốn nhường cho tôi. Đây là lập trường của Mao, tôi đã đặc biệt viết một bài viết “Mưu kế truyền ngôi của Mao Trạch Đông”.
Vậy thì Tập Cận Bình không có tồn tại vấn đề này, ông sẽ không thể đi làm Tập hoàng đế, Tập Nhị Thế được, ông ấy chỉ có dẫn dắt Trung Quốc theo đường hướng dân chủ hóa, như vậy trong lịch sử mai sau, ông ấy mới là nhân vật “vĩ đại” đứng vững chân được, nếu ông ấy không đi theo con đường này, thì ông ấy chỉ là khách qua đường mau chóng trong lịch sử mà thôi.
Nhưng mà, đổi cách nói khác, nếu như ông ấy muốn làm một người khách qua đường mau chóng, thì ông ta sẽ không cần phải phát động chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng nữa, ông chuốc lấy mớ phiền phức này để làm gì chứ! Ông ấy mấy lần bị người ta ám sát, cớ sao lại không bảo vệ lợi ích của các tham quan, đứng cùng phía với họ, mở ra một lối riêng,
Nếu vậy thì những tên tham quan đó còn sẽ ủng hộ ông, vậy chính là bè lũ tham quan với nhau, ông tốt tôi cũng tốt, câu kết với nhau 10 năm. Nếu như không xảy ra chuyện gì, thì “đánh trống trao hoa”, mâu thuẫn cứ để lại cho thế hệ sau, cũng có thể để lại cho thế hệ sau, thế hệ sau mới bùng phát, cũng có thể vào một đời này của ông, đánh trống dâng hoa còn chưa làm xong, mâu thuẫn đã bùng phát rồi.
Mâu thuẫn ở Trung Quốc hiện nay khá nhạy cảm, chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng này, nếu như ở trên vị trí cá nhân, đứng cùng với lợi ích của các tham quan, bảo vệ họ, đại diện cho họ, họ sẽ không phản đối ông, nhưng mà người dân phản đối ông, thì làm sao đây? Chính là có thể mượn cớ để đàn áp, lợi dụng bộ máy đó của Chu Vĩnh Khang để duy trì ổn định, hoặc chính là bước ra, đứng cùng với 1,3 tỷ người dân, cắt đứt với tham quan, cắt đứt với tập đoàn quyền quý, “đả hổ” chống tham nhũng, đứng cùng với người dân.
Bây giờ thì sao? Ông ấy đã bước ra rồi, vậy nên có một số người, vẫn luôn không hiểu được, chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng đối với Tập Cận Bình mà nói, chính là vấn đề giữa 1,3 tỷ người dân và bè lũ tham quan, ông đứng ở bên nào, và ông đã chọn đứng cùng với 1,3 tỷ người dân.
Ông ấy không thỏa hiệp với tham quan, không mở một lối thoát, hoặc giơ cao đánh khẽ đối với họ, ông ấy không phải như vậy, ông ấy muốn “đả hổ” chống tham nhũng, còn nói trong đảng không có “thiết mạo tử vương”, trong đảng không có người không chịu nhận sự giám sát, không có tổ chức không chịu nhận sự giám sát.
Ghi chú: Tác giả Tân Tử Lăng nguyên là công chức nghiên cứu và giảng dạy tại Học Viện Quân Sự cấp cao, Ðại học Quân chính, Ðại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao Trạch Ðông phát động, về hưu năm 1994 với chức vụ Ðại tá.
Tác phẩm “Thiên Thu Công Tội Mao Trạch Ðông”, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ra mắt tại Hồng Kông vào Tháng 7/2007, là một trong số những quyển sách được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.
Theo Secretchina