Nghèo đói, tội phạm, ô nhiễm, buôn bán ma túy hay dịch bệnh chỉ là một phần rất nhỏ của các vấn nạn ở các khu nhà ổ chuột trên Trái đất này.
Chúng mình cùng đi vòng quanh thế giới và tìm 10 khu ổ chuột “tan hoang” nhất, để hiểu rằng chúng ta là những con người may mắn khi vẫn có đủ cơm ăn, áo mặc.
1.Khu ổ chuột Dharavi ở Mumbai, Ấn Độ
Với số dân hơn 1 triệu người, Dharvi được mệnh danh là khu ổ chuột lớn nhất thế giới.
Dharvi – điểm nóng về vấn nạn xã hội của Ấn Độ – nằm giữa hai tuyến đường sắt chính phân cách phía Tây và Trung tâm Mumbai (Ấn Độ). Đây được coi là khu ổ chuột lớn nhất châu Á cũng như trên thế giới với dân số hơn 1 triệu người. Dahrvi là nơi tập trung đủ mọi tệ nạn như buôn bán ma túy, tệ nạn mại dâm dẫn đến AIDS, lạm dụng lao động trẻ em, kinh doanh bất hợp pháp.
2. Thị trấn Orangi, Pakistan
Dân số của Orangi theo thống kê vào năm 1998 là 720.000 người và có thể hiện nay đã vượt qua số dân của khu ổ chuột Dharvi ở Mumbai. Tuy nhiên, diện tích của Orangi lại lớn hơn gần 30 lần so với Dharvi. Nếu muốn đến thăm thị trấn này, các ấy hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức và dụng cụ phòng vệ vì chắc hẳn chúng mình sẽ không muốn là nạn nhân của những băng nhóm trộm cướp, nghiện hút ở đây.
3. Khu ổ chuột Kibera ở Nairobi, Kenya
Kibera là khu ổ chuột lớn nhất tại Nairobi và lớn thứ hai trong số các khu ổ chuột ở châu Phi. Gần đây, Kibera đã thậm chí không còn nguồn nước sạch vì vậy đã có rất nhiều người dân ở đây chết vì bệnh tả. Ngoài ra, dân cư ở đây rất ưa chuộng sử dụng Changaa – một loại đồ uống có tới 50% là cồn như thức uống hàng ngày. Điều này khiến cư dân nơi đây càng bị mắc thêm các loại bệnh do hóa chất gây ra. Họ thậm chí còn hít keo và coi ma túy như thú vui để giải trí mỗi ngày do giá của các loại hàng cấm này ở đây vô cùng rẻ.
Việc buôn bán cocaine ở các khu ổ chuột – nơi được coi là lãnh địa của các trùm ma túy đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Brazil. Việc thường xuyên diễn ra những cuộc ẩu đả, truy bắt giữa công an và tội phạm ma túy, đường dây buôn người dẫn đến tỉ lệ người chết ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, có những khu vực ở khu ổ chuột “bị” công an bỏ quên tới hơn 10 năm nay do sự phức tạp không thể kiểm soát nổi về tội phạm. Người ta dự báo rằng để chuẩn bị cho Thế vận hội vào năm 2016 tới đây, các khu ổ chuột ở Rio sẽ bị quét sạch không thương tiếc.
5. Khu vực ô nhiễm Kabwe, Zambia
Kabwe, thành phố lớn thứ hai của Zambia đã lọt vào top 10 danh sách “Những nơi ở bị ô nhiễm tồi tệ nhất thế giới” do nồng độ chì rất cao còn sót lại từ các hoạt động khai thác mỏ trước đây. Nồng độ chì trong máu trung bình ở trẻ em tại một số thị trấn nơi đây đã gấp 5-10 lần mức được coi là nguy hiểm với con người.
6. Thị trấn hoang tàn Dzerzhinsk, Nga
Đây là một thị trấn đặc biệt khi được ghi tên vào sách kỉ lục Guiness với danh hiệu “Thành phố ô nhiễm nhất thế giới vì các chất hoá học”. Dzerzhinsk “bất đắc dĩ” nắm giữ “vinh dự” này bởi nó là thành phố bí mật đã cung cấp một số lượng lớn vũ khí hóa học cho Liên Xô vào thời kì Chiến tranh lạnh. Tuy hiện nay Liên Xô đã tan rã và chiến tranh cũng không còn nhưng những hậu quả để lại cho thành phố này thì thật sự là quá nặng nề. Một phần tư trong số 300.000 người dân của thành phố vẫn làm việc trong các nhà máy sản xuất hóa chất độc hại. Ô nhiễm được cho là nguyên nhân chính khiến tuổi thọ trung bình của nam giới ở đây chỉ là 42 còn của nữ là 47.
7. Thành phố xung đột Mogadishu, Somalia
Thành phố Mogadishu ở Somalia đã bị tàn phá nghiêm trọng bởi xung đột diễn ra nhiều năm ở đất nước này. Đã có hàng trăm ngàn người đã chạy trốn khỏi thành phố, những người dân còn ở lại nơi đây đang trở nên vô cùng đói khát và tuyệt vọng. Họ luôn phải chờ đợi thức ăn từ các tổ chức từ thiện và biến nơi đây thành một khu ổ chuột lớn của đất nước Somalia.
8. Khu vực Lâm Phần, Trung Quốc
Nguồn nước và nguồn lương thực nơi đây bị ô nhiễm nặng nề.
Nằm ở tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc, Lâm Phần được mệnh danh là thành phố tồi tệ nhất về độ ô nhiễm. Ở đây, có tới 3.000.000 người sống trong điều kiện môi trường đạt dưới mức tối thiểu cho phép với nguồn nước, nguồn lương thực ô nhiễm. Dân cư nơi đây có sức khỏe vô cùng tồi tệ và phải sống chung với dịch bệnh. Họ chỉ còn biết chịu đựng và cố sống cho qua ngày, bởi thực tế, nếu muốn thoát khỏi đây, họ cần rất nhiều tiền.
9. Khu căn hộ Bassac, Campuchia
Bassac đã từng là một trong những viên ngọc quý của kiến trúc Campuchia, khu phức hợp này được thiết kế sáng tạo vào đầu những năm 1960 bởi Lu Ban Hap. Tuy nhiên, bây giờ nó đã trở thành khu tàn tích đổ nát với các tòa nhà cũ kĩ và xuống cấp trầm trọng.
10. “Thung lũng tử thần” Cubatao, Sao Paolo, Brazil
Cubatao là một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới và có biệt danh là “Thung lũng tử thần”. Nơi đây đã cho ra đời rất nhiều em bé không có não và mắc các bệnh về đường hô hấp, gan, máu ngay từ khi sinh ra. Nồng độ ô nhiễm trong không khí cao đã giết chết các cánh rừng trên những ngọn đồi quanh thành phố, nơi sản sinh ra oxy nuôi dưỡng Cubatao. Dân cư nghèo đói, cộng thêm bệnh tật biến nơi đây thành thị trấn ổ chuột của Sao Paolo.