Cách đây không lâu, Jennifer Zeng – một nhà văn kiêm nhà hoạt động nhân quyền đã viết một bức tâm thư đầy nước mắt gửi đến Tổng thống Trump. Trong thư, ngoài việc nói về gia đình của mình bị bức hại thế nào, cô liên tục khẩn cầu TT Trump hãy bảo vệ những người dám lên tiếng vì chính nghĩa, vạch trần hành vi tàn ác của ĐCSTQ.
Sau đây là toàn bộ bức tâm thư của Jennifer Zeng
Kính gửi Tổng thống Donald Trump,
Tên tôi là Jennifer Zeng, một nhà báo kiêm nhà văn hiện đang sống và làm việc tại Washington DC.
Tháng 11/2017, khi vẫn còn là một nhà văn, tôi đã viết một bức thư ngỏ trước khi Ngài có chuyến thăm tới Trung Quốc, do các quan chức ĐCSTQ đã cảnh báo mẹ tôi ở Trung Quốc rằng nhắc tôi không được liên lạc với Ngài.
Trong lá thư đó, tôi đã kêu gọi Ngài nhận ra bản tính ác quỷ không thể thay đổi của ĐCSTQ, và hy vọng Ngài thuyết phục được Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình xem xét, từ bỏ chủ nghĩa cộng sản.
Kể từ đó, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Trong đó thay đổi đáng chú ý và quan trọng nhất, là việc chính quyền của Ngài đã bắt đầu đánh giá lại chính sách “lôi kéo Trung Quốc” thất bại trong suốt 40 năm qua, đồng thời đặt ra một hướng đi mới quyết đoán cho chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.
Còn thay đổi quan trọng nhất đối với tôi, chính là việc chuyển từ New York tới sống tại Washington DC để cộng tác với tờ Epoch Times ấn bản tiếng Anh vào tháng 7/2018.
Trong bài phát biểu mang tính bước ngoặt về quan hệ Mỹ – Trung ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã khẳng định: “Ngày càng có nhiều nhà báo đưa tin đúng sự thật mà không bị tác động hay ảnh hưởng bởi ai, họ cố gắng đào sâu để tìm ra xem, liệu Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội chúng ta ở những mặt nào, và tại sao lại như thế…”.
Tôi tự hào khi mình là một trong số các nhà báo đó. ví như, ngày 28/9/2018, tôi đã xuất bản một báo cáo điều tra chuyên sâu với tiêu đề: “Nghiên cứu vụ án: Tiến trình gây ảnh hưởng bang Oregon của ĐCSTQ”, nhằm vạch trần cách ĐCSTQ có thể thông qua dự luật cho phép xây dựng các Học viện Khổng Tử tại bang Oregon.
Thưa Ngài Tổng thống, tôi viết lá thư này không phải để khoe mẽ về những gì mình làm được, mà để cho Ngài biết về cái giá mà bản thân tôi phải trả khi làm một nhà văn, nhà báo có quan điểm chống lại những hành vi độc đoán của ĐCSTQ.
Ngày 1/10/2018, mẹ tôi – một bà lão đã 76 tuổi, phải đi từ thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đến thành phố Thành Đô, sau đó qua Thượng Hải. Đây là một chặng đường dài hơn 1600km, chỉ để có thể lên máy bay sang Hoa Kỳ thăm tôi.
Hành trình tới Mỹ là một chuyến đi dài và mệt mỏi. Mẹ tôi rất ngại đi vì bà vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, thể trạng sức khỏe không được tốt. Bà ấy không nói được tiếng Anh, do đó việc bay một mình đến Mỹ là điều vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, mẹ tôi vẫn dũng cảm đương đầu với thách thức này, chấp nhận khó khăn và cay đắng, xem đây như thể là cơ hội cuối cùng trong đời để được gặp tôi. Bà bảo, không có ý định quay lại Mỹ sau chuyến thăm này vì đã quá già và không đủ sức khỏe để đi lại nữa, và chưa bao giờ dám nghĩ đến việc tôi có thể bay về Trung Quốc để thăm bà.
Vậy tại sao tôi không thể quay về Trung Quốc? Vì là một nhà văn và nhà báo bộc trực, nên tôi không bao giờ được phép cấp thị thực quay về. Kể từ khi tôi trốn khỏi Bắc Kinh vào năm 2001. Trước khi trốn khỏi Đại lục, tôi từng bị tra tấn đến mức suýt chết trong trại lao động cưỡng bức dành cho nữ giới tại Bắc Kinh, chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.
Trong suốt hơn 17 năm qua, tôi chưa bao giờ được về thăm gia đình tại Trung Quốc, ngay cả khi bố tôi đang hấp hối trong bệnh viện và qua đời vào năm 2014. Tính đến thời điểm đó, ông đã không được nhìn mặt con gái mình suốt hơn 13 năm.
Vì vậy, đối với mẹ tôi, cách duy nhất để bà có thể gặp được con gái là phải bay băng đại dương mà đến Hoa Kỳ.
Nhưng thật trớ trêu! Mẹ tôi vô cùng ngạc bàng hoàng khi bất ngờ bị chặn lại ở khu vực hải quan của sân bay quốc tế Phố Đông-Thượng Hải. Trong lúc đang tràn ngập với nhiều cảm xúc như phấn khích, mong mỏi, ngọt ngào và cay đắng, mong chờ được gặp tôi chỉ trong 15 tiếng đồng hồ sau đó.
Kết quả bà được thông báo rằng, hộ chiếu của mình đã bị Cục Công an thành phố Miên Dương thu hồi. Sau đó, một sĩ quan đã hủy bỏ cuốn hộ chiếu của bà bằng cách cắt bỏ hai góc của trang chính.
Mẹ tôi không nhận được một lời giải thích nào. Bà bị sốc, sợ hãi, tuyệt vọng, bất lực và than khóc. Đúng nửa đêm, tại một nơi xa lạ, bà phải nghĩ cách làm sao để báo với tôi rằng bà không thể tới Mỹ, làm thế nào để hành lý của bà không bị chuyển sang Mỹ, làm thế nào để mua vé bay trở về Thành Đô, và làm sao để một mình từ Thành Đô về Miêu Dương với mớ hành lý to nặng kia.
Đã nhiều ngày trôi qua, mẹ tôi vẫn luôn đau buồn. Bà quá suy sụp và xấu hổ, không dám ra ngoài và kể cho mọi người rằng mình không được phép bay sang Mỹ thăm con gái.
Tôi đã vô cùng đau lòng khi nhận được tin này. Tại sao mẹ tôi – một người tốt bụng và vô tội, lại bị đối xử một cách bất nhân tính đến như vậy?
Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công được tiến hành vào năm 1999, hơn 19 năm trôi qua, mẹ tôi đã phải chịu đựng mọi thứ từ lần này đến lần khác. Những sự chia cắt đầy cay đắng, và vô căn cứ đến nỗi tưởng như đã không thể sống được khi biết tin cả tôi và em gái tôi đều bị đưa vào trại lao động, cắn chặt nỗi đau khi nhìn tôi phải chạy trốn khỏi Trung Quốc để tránh bức hại, hay vô cùng tuyệt vọng khi bố tôi qua đời trong đau khổ sau khi bị đàn áp trong suốt hơn một thập kỷ.
Người mẹ thân yêu của tôi đã phải chịu đựng toàn bộ những điều này trong hơn 19 năm qua. Trong đoạn thời gian đó, ĐCSTQ không ngừng quấy rối và buộc bà tạo sức ép để khiến tôi phải im lặng.
Và giờ đây, cơ hội cuối cùng trong đời để bà được gặp mặt con gái mình đã bị tước đoạt đi một cách tàn nhẫn.
Thưa Ngài Tổng thống, tôi đã khóc trong cay đắng rất nhiều khi viết những dòng thư này cho Ngài. Xin Ngài hãy giúp mẹ tôi có một cuốn hộ chiếu mới, để bà có thể đến thăm tôi. Xin Ngài hãy chấm dứt cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công tàn bạo kéo dài 19 năm qua tại Trung Quốc- một thảm họa nhân quyền quy mô lớn nhất của thế kỷ này.
Cuối cùng, nếu có thể, xin Ngài hãy điều tra Vương Minh Hoa – Phó thị trưởng thành phố Miên Dương, bí thư Đảng ủy ĐCSTQ kiêm giám đốc Sở cảnh sát thành phố Miên Dương, để xem ông ta có nằm trong danh sách trừng phạt của chính quyền Hoa Kỳ đối với các quan chức ĐCSTQ có hành vi vi phạm nhân quyền hay không. Tôi tin rằng, ông ấy là người chịu trách nhiệm cho việc tước bỏ bất hợp pháp quyền sở hữu hộ chiếu hợp pháp của mẹ tôi, và bị quy vào nhiều tội danh liên quan đến việc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Đề xuất này của tôi được đưa ra, dựa trên quyết định thi hành lệnh trừng phạt của Ngài đối với Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc và người điều hành của cơ quan – Lý Thượng Phúc, vì có hành vi mua bán trang bị vũ khí của Nga.
Tôi nhận thấy những làn sóng chấn động của cộng đồng người Trung Quốc trước quyết định này là vô cùng lớn. Do đó, tôi tin rằng việc quy trách nhiệm cho các cá nhân trước những gì họ đã làm, là một cách thức rất hiệu quả để ngăn chặn những hành vi xấu xa tại Trung Quốc, cũng như để gửi một thông điệp đến những ai có ý định thay đổi suy nghĩ, bởi bản thân họ cũng không muốn phải gánh chịu hậu quả sau những việc làm này.
Trân trọng,
Jennifer Zeng
Vì sao học viên Pháp Luân Công bị đàn áp?
Những năm 1980, 1990, phong trào tập khí công trở nên nở rộ tại Trung Quốc. Nhưng nổi bật nhất là môn tu luyện Pháp Luân Công. Người dân Trung Quốc sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, họ thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định dựa trên các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao thể chất lẫn tinh thần.
Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.
Người học có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc thực sự chỉ có lợi.
Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, Giang Trạch Dân đã đi vào vòng vết xe đổ của ĐCSTQ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình.
Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Thời điểm ấy, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h.
Các học viên đã bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. Gia đình tan nát, những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư.
Hàng chục nghìn học viên đã bị bắt giữ, tra tấn thậm chí là bức hại đến chết. Nhiều học viên khác bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. gần 100 triệu gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ. Những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư,…. Tất cả chỉ vì họ muốn làm người tốt và mang đến cho xã hội những giá trị đạo đức cao thượng.
Minhhui.org đưa tin, đã có hơn 4.300 học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị chính quyền Bắc Kinh giết hại, con số thực tế còn chưa thống kê được còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng nghìn học viên khác đã bị bỏ tù, bức hại và tra tấn, nhiều học viên còn trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng chế thu gom nội tạng trong hơn hai thập kỷ qua. Đây là tội ác lớn nhất của ĐCSTQ, thế giới lên án và sẽ đưa ra ánh sáng công lý một ngày không xa.
Việt Anh