Tại sao tụng kinh phải “tâm vô tạp niệm”? 3 câu chuyện nhỏ khiến lòng người tỉnh ngộ

26/11/21, 07:44 Cổ Học Tinh Hoa

Rất nhiều người xuất phát từ thiện tâm, muốn thông qua phương pháp tụng niệm Kinh Phật để cầu phúc cho thân nhân, bạn bè. Nhưng ít ai nghĩ đến hậu quả khi niệm kinh mà tư tưởng không thanh tịnh. 3 câu chuyện ngắn dưới đây sẽ khiến không ít người tỉnh ngộ.

Tại sao tụng kinh phải “tâm vô tạp niệm”? (Ảnh: Secretchina)

Niệm kinh cầu siêu lại xen thêm 2 chữ “không cần”

Vào năm Gia Tĩnh thứ 40 (1561), hải tặc Nhật Bản (giặc Oa) thường xuyên xâm phạm Đài Châu, triều đình nhà Minh đặc biệt phái danh tướng Thích Kế Quang (1528-1588) dẫn quân dẹp loạn, trong vòng một tháng đã đánh thắng cả 9 trận. Đến năm sau, giặc Oa lại tấn công Phúc Kiến, Thích Kế Quang đảm nhiệm chức Phó Tổng Binh, cùng với Đàm Luân hiệp lực diệt giặc Oa. Tháng 5 năm đó, ông thu phục được Bình Hải và Hưng Hóa. 

Thích Kế Quang không chỉ trung quân ái quốc, mà còn là một người rất tín ngưỡng Phật Pháp. Trong thời gian lãnh binh canh giữ thành Tam Giang, ngày thường ông đều thành tâm tụng niệm kinh Phật. Mặc dù việc quân cấp bách, ông cũng không vì vậy mà lơ là.

Một đêm nọ, Thích Kế Quang ở trong mộng gặp một binh sĩ tử trận đến nói với ông rằng: “Ngày mai vợ của tôi sẽ tới gặp ngài. Thỉnh cầu ngài hãy tụng một biến Kim Cang Kinh để siêu độ cho tôi”. Ngày hôm sau, vợ của binh sĩ quả nhiên đến cầu kiến, những lời của người phụ nữ này lại trùng khớp với giấc mộng của Thích Kế Quang.

Trước đây vào thời cổ đại, chẳng hạn dưới thời trị vì của Đường Thái Tông, triều đình sẽ cho người xây dựng trai đàn hành Đạo, hoặc xây dựng chùa, thành tâm làm lễ, sám hối, để những người tử trận trên chiến trường sớm được siêu thoát, tìm được nơi nương tựa.

Bởi vậy, ngay sáng hôm sau, Thích Kế Quang sau khi trai giới liền bắt đầu tụng kinh cho binh sĩ tử trận. Đêm đó, binh sĩ kia đã trở về báo mộng cho vợ của mình, nói: “Cảm tạ chủ soái đã vì tôi mà tụng niệm kinh, nhưng vì ngài thêm vào từ ‘không cần’ khi tụng niệm, nên công đức không được trọn vẹn. Tôi vẫn chưa thể giải thoát khỏi sự thống khổ được”. 

Sáng sớm hôm sau, vợ của binh sĩ kia lại đến cầu kiến Thích Kế Quang và đem những gì thấy được trong mộng kể lại với ông. Thích Kế Quang nghe xong thì thất kinh. Ông nhớ lại trong lúc đang niệm kinh thì người vợ sai tỳ nữ đem trà bánh đến. Thích Kế Quang từ xa nhìn thấy liền huơ tay có ý bảo người tỳ nữ không cần đem đến. Mặc dù Thích Kế Quang miệng không nói gì nhưng trong tư tưởng của ông lại nghĩ đến chữ “không cần”. Sau đó, ông đã kể lại sự tình này cho trợ tá và nhiều người khác biết, chuyện này cứ như vậy mà được lưu truyền đến nay.

Chỉ khi tụng Kinh mà tâm không mang tạp niệm mới có thể được Thần Phật gia trì. (Ảnh: Manyanu)

Hòa thượng tụng kinh có tạp niệm, Thần nhân báo mộng chỉ điểm

Thiền sư Triệt Dung ở Vân Nam (1591-1641) là tổ sư khai sơn của núi Diệu Phong, là một trong những cao nhân Phật môn đương thời. Ông từng kể lại rằng, trong thời gian ngã bệnh ông đã có một giấc mơ. Trong mơ có vị Thần nhân tay cầm một quyển sổ ghi chép và nói: “Đây là tội lỗi của những người trong khi niệm kinh lại mang theo tạp niệm”. 

Triệt Dung đón lấy quyển sổ rồi mở ra xem, thấy trên đó có tên của rất nhiều người, đều là những người trong lúc sao chép hoặc tụng niệm kinh Phật lại xen lẫn vào những ý niệm thế tục, vì vậy mà đã tạo thành tội nghiệp. Tên của ông cũng được viết ở trang cuối cùng.

Sau khi đọc xong cuốn sổ, Triệt Dung cảm thấy vô cùng kinh ngạc, trong tâm vừa kính trọng vừa sợ hãi. Vị Thần nhân lại nói với ông: “Nếu mỗi lần tụng một quyển kinh sách lại lẫn vào hai ý niệm, vậy ngươi thử nghĩ xem cả một đời tụng niệm kinh sách thì sẽ lẫn vào đó bao nhiêu ý niệm đây?”.

Lúc này Triệt Dung đột nhiên tỉnh giấc, khắp người ướt đẫm mồ hôi. Câu chuyện này trở thành bài học cảnh tỉnh cho cả tăng chúng Phật môn và phàm phu tục tử.

Tâm bất kính, làm Phật sự lớn đến mấy cũng vô ích

Vào thời nhà Minh, có vị quan tên là Đồ Trường Khanh (1543-1605) từng kể câu chuyện về Cố Dưỡng Khiêm (1537-1604), sống ở huyện Thông Châu, tỉnh Giang Tô (nay là Nam Thông). Người này sau khi vợ qua đời đã làm Phật sự rất lớn, nhưng vì hành vi của ông ta không đủ đoan chính, khiến người vợ không thể siêu thoát.

Cố Dưỡng Khiêm đảm nhiệm chức Thiếu Tư Mã, hay còn gọi là Binh Bộ Thị Lang, là cấp phó Đại Tư Mã, phụ trách các vấn đề quân sự và chính trị. Ông ta là người có tài, lại hào hoa phong nhã. Sau khi người vợ qua đời, ông đã làm Phật sự rất lớn để siêu độ cho vợ.

Vài năm sau, tiểu thiếp của ông đột nhiên qua đời, qua một đêm lại hồi sinh. Sau khi tiểu thiếp tỉnh táo trở lại thì bỗng òa khóc nức nở. Cố Dưỡng Khiêm hỏi rõ nguyên nhân thì tiểu thiếp nói: “Sau khi em chết đi, vừa đến Âm phủ thì nhìn thấy phu nhân đang bị nhốt trong một căn phòng tối. Phu nhân nói: ‘Ta ở đây vô cùng khổ sở, các người hãy mau mau làm công đức cứu ta’”.

Chỉ khi Thần Phật rủ lòng từ bi thì mới có thể thật sự giải trừ khổ nạn của chúng sinh. (Ảnh: Pinterest)

Người tiểu thiếp nghe xong thì cảm thấy rất đỗi kinh ngạc, bởi vì sau khi người vợ qua đời, Cố Dưỡng Khiêm đã vì bà mà làm Phật sự rất lớn để cầu siêu độ, nhưng tại sao lại không có tác dụng kia chứ? 

Vị phu nhân nói với người tiểu thiếp: “Mời tăng nhân đến tụng kinh siêu độ, điều quan trọng vẫn là chủ nhà phải thành tâm giữ gìn trai giới, như vậy mới có thể tiêu tội, tăng phước. Nhưng trước đây, trong lúc các tăng nhân ở lễ đường tụng Kinh niệm Phật thì tướng công lại ở trong phòng mở tiệc uống rượu. Như vậy còn khởi được tác dụng gì đây?”.

Sau khi nghe tiểu thiếp tường thuật lại sự việc, Cố Dưỡng Khiêm tức thì bật khóc, vội vàng chọn ngày lành tháng tốt, thỉnh mời một vị cao tăng nghiêm khắc tuân thủ giới luật, đồng thời dùng thái độ nghiêm túc để đối đãi Phật sự, không dám lơ là. Câu chuyện này là do quan viên Đồ Trường Khanh tận mắt chứng kiến và ghi chép lại.

Qua 3 câu chuyện trên có thể thấy, bất kể là Thích Kế Quang, hòa thượng Triết Dung hay Cố Dưỡng Khiêm, họ đều mang tâm nguyện làm việc thiện, nhưng vì ý niệm bất thuần, vô tình xen lẫn tạp niệm mà khiến cho người đã khuất không thể siêu thoát. Vậy mới thấy, chỉ khi tụng Kinh mà tâm không mang tạp niệm mới có thể được Thần Phật gia trì. Chỉ khi Thần Phật rủ lòng từ bi thì mới có thể thật sự giải trừ khổ nạn của chúng sinh.

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x