Chứng căng thẳng mãn tính có thể kích thích sản xuất ra một loại protein, nó có thể ngăn chặn enzyme phân hủy chất béo trong cơ thể, bằng chứng mới nhất cho thấy.
Căng thẳng khiến người ta chú ý hơn đến một protein có tên là betatrophin, thứ từng được các nhà nghiên cứu ca ngợi như một liệu pháp mang tính đột phá cho bệnh tiểu đường, nhưng sau đó nó không đạt được hiệu quả mong đợi.
Trong khi đặc tính mới nhất của betatrophin vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện này có ý nghĩa tiềm năng đối với con người.
“Betatrophin làm giảm khả năng phá vỡ các chất béo, nó nhấn mạnh mối liên hệ giữa stress và tăng cân“, Li-Jun Yang, giáo sư bệnh học, miễn dịch học, y học và điều chế thuốc tại Đại học Florida cho biết.
Trong nghiên cứu này, các con chuột thí nghiệm trải qua căng thẳng đã sinh ra betatrophin nhiều hơn đáng kể, và quá trình đốt cháy chất béo bình thường của chúng đã chậm lại rõ rệt. Những kết quả này có vai trò quan trọng vì chúng làm sáng tỏ cơ chế sinh học kết nối giữa căng thẳng, protein betatrophin và chuyển hóa chất béo, Yang nói.
Betatrophin gây xôn xao cộng đồng khoa học vào năm 2013, khi một nghiên cứu của Trường Đại học Harvard cho thấy rằng nó có thể làm tăng số lượng tế bào beta sản xuất Insulin ở người bệnh tiểu đường, nhưng những nghiên cứu sau đó kết luận rằng nó không có tác dụng đó.
Hiện có vẻ như betatrophin đã có một vai trò quan trọng, nhưng ít gây tiếng vang hơn, đó là: Kết quả của bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng căng thẳng làm cơ thể khó khăn hơn trong việc phá vỡ chất béo.
Theo báo cáo trong nghiên cứu, betatrophin làm chất béo bị đốt cháy ít hơn vì nó ngăn cản adipose triglyceride lipase, một loại enzym phá vỡ chất bẽo dự trữ.
Trong khi stress nhẹ ngắn hạn có thể giúp mọi người thực hiện công việc tốt hơn và vượt qua những tình huống khó khăn, căng thẳng lâu dài có thể đem đến nhiều tác hại hơn.
Những thí nghiệm trên tế bào từ chuột và người đã lần đầu tiên được sử dụng để xác định vai trò của betatrophin trong điều chỉnh chất béo trong cơ thể, Yang nói.
Tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mức betatrophin tăng lên như thế nào khi những con chuột thí nghiệm trải qua căng thẳng trong môi trường sống và trao đổi chất. Cả hai loại stress đều làm tăng sản lượng betatrophin trong mô mỡ và gan. Khám phá này kết luận rằng betatrophin là một loại protein có liên quan đến stress.
Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa kiểm tra được tác dụng của betatrophin lên chuyển hóa chất béo trong cơ thể người, các kết quả nghiên cứu mới được công bố trên báo BBA Molecular and Cell Biology of Lipids cho thấy một lý do khác tại sao giảm căng thẳng có thể đem lại lợi ích: Trong khi stress nhẹ ngắn hạn có thể giúp mọi người thực hiện công việc tốt hơn và vượt qua những tình huống khó khăn, căng thẳng lâu dài có thể đem đến nhiều tác hại hơn.
“Stress khiến cơ thể bạn tích lũy chất béo nhiều hơn, hay ít nhất là làm chậm quá trình chuyển hóa chất béo. Đây là một lý do khác giải thích tại sao giải quyết các tình huống căng thẳng và theo đuổi một cuộc sống cân bằng vẫn là tốt nhất“, Yang nói.
Thanh Phong dịch từ Epoch Times