Người dân tại các nước xã hội phương Tây rất chú trọng các nghi thức, và tại bàn ăn cũng không phải ngoại lệ. Lễ nghi trên bàn ăn phản ánh thói quen và sự giáo dưỡng của một cá nhân từ khi còn là một đứa trẻ.
Có một người bạn kể với tôi về kinh nghiệm trong khi tuyển dụng nhân viên mới.
Một sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ đã được nhận vào làm trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, khi anh ta đến tham gia một bữa tiệc nhỏ tại công ty mới ngay bữa tối hôm đó, miệng anh ta chất đầy thức ăn, anh ta vừa nhai vừa nói với mọi người ngồi xung quanh mình. Người bạn của tôi nói với tôi rằng bằng cấp của anh ấy rất tốt, nhưng anh ấy không phải là lựa chọn phù hợp với văn hóa công ty.
Cho dù, khi bạn đang ngồi ăn với khách hàng hay đồng nghiệp, giao tiếp nhã nhặn và ngôn ngữ cơ thể chính là một lá thư giới thiệu. Cách bạn ngồi vào bàn ăn, cách cư xử của bạn trong khi ăn, ngữ điệu trong giọng nói của bạn, và cách bạn tham gia vào một cuộc hội thoại trên bàn ăn tất cả đều phản ánh sự giáo dục bạn nhận được từ khi còn là một đứa trẻ.
William Hanson, một chuyên gia hàng đầu về lễ nghi, người hướng dẫn của Hoàng tử William từng nói:
“Những người có khả năng quan sát tốt từ một bữa ăn có thể được hiểu là người có nền tảng gia đình và sự giáo dục tốt”.
Tôi cũng nhớ lại một bữa tối ấm áp tại nhà một người bạn cũ; khi ấy tôi ngồi cạnh một người phụ nữ người Trung Quốc và con trai cô ấy, khoảng 5 tuổi. Khi mọi người đã ngồi vào bàn, cậu bé nhảy xuống khỏi ghế và bắt đầu chạy quanh phòng ăn.
Khi chủ nhà đến bàn ăn, mẹ cậu bé đã hét lớn, kêu cậu bé quay trở lại bàn ăn. Kết thúc bữa ăn, cô ấy lấy phần thức ăn còn dư trên đĩa cho vào một chiếc hộp mà cô ấy mang theo và nói: “Tôi muốn lấy chỗ thức ăn này”.
“Hành vi của những đứa trẻ phản ánh tố chất cha mẹ chúng” là một câu nói nổi tiếng của người phương Đông. Trẻ em bị ảnh hưởng từ cha mẹ và chúng thường bắt chước những gì mà cha mẹ của chúng làm.
Tôi đã từng đi du lịch cùng một nhóm người Trung Quốc trong đó có một cậu bé khoảng 8 tuổi. Tại một nhà hàng mà chúng tôi đến thăm, vừa đến phòng ăn ngay lập tức cậu bé với lấy thực đơn và gọi món trước cả khi tất cả mọi người ngồi xuống. Trong bữa ăn, khi người bố ngồi im bên cạnh, cậu bé uể oải ngồi trên chiếc ghế của mình nghịch chiếc điện thoại và đợi mẹ đút cơm cho. Không cần phải nói, những vị khách người phương Tây đã rất bị sốc bởi hành vi này.
Lin Qingxuan, một nhà văn người Đài Loan, cha của ông đã dạy ông hãy xem xét tính cách một người trước khi chọn họ làm bạn, và cách tốt nhất để đánh giá họ chính là cách họ cầm đôi đũa trong bữa ăn tối.
Nghi thức bàn ăn, một số bậc cha mẹ Trung Quốc, họ không chú trọng điều này. Họ cho rằng con cái của họ vẫn còn nhỏ, vậy tại sao họ quá quan trọng độ tuổi của trẻ như vậy? Điều này làm tôi nhớ đến một câu tục ngữ cổ của Trung Hoa xưa:
“Đứa trẻ giống như một cái cây và nếu muốn nó nở hoa kết trái; bạn phải cắt lá, tỉa cành, tưới cho nó nhiều nước và phân bón. Đây là điều chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển đúng đắn và sự đơm hoa kết trái”.
Theo Vision Times