Tại sao trong rất nhiều trường hợp, một người lạ mặt chưa hề mở miệng nói, chúng ta đã có cảm giác tốt hoặc xấu về người đó. Barbara Powell, chuyên gia tâm lý người Mỹ cho rằng: “Quang phổ của thân thể người là một loại ánh sáng biểu thị cho linh hồn người đó, đây là một tín hiệu được phát ra ngoài từ những thứ tinh hoa nhất trong tinh thần của con người”
Mặc dù chúng ta không được xem Barbara nghiên cứu loại ánh sáng ấy thế nào, nhưng khoa học đã chứng minh, thân thể của bất kỳ một sinh vật nào đều có thể phát ra sóng điện từ, những sóng điện từ này đã hình thành nên quang phổ của thân thể. Trong thân thể của chúng ta cũng còn tồn tại một loại ăng-ten nhạy cảm, có thể cảm nhận được chính xác những nội dung và tín tức phát ra từ một từ trường khác. Chúng ta từ đó có thể đưa ra kết luận – chúng ta thích ai, hay là bài xích ai.
Đài truyền hình BBC của Anh đã từng phát sóng một chương trình, trong đó các nhà tâm lý học đã chứng minh: thái độ của con người đối với cuộc sống được phản ánh qua hình tượng bên ngoài của người đó. Vì thế, họ đã tiến hành một số thử nghiệm rất thú vị đối với một nhóm người lạ.
Các nhà tâm lý học đã chọn một quán cà phê nhỏ tại một nơi rất hẻo lánh ở London, ở đây họ đã lắp sẵn một camera. Trong quán cafe nhỏ bé này chỉ đặt được ba chiếc bàn, mỗi một bàn đều có một người ngồi, họ là người mà các nhà tâm lý học đã chọn làm “nhân vật thử nghiệm”. Trong số ba người được chọn làm “nhân vật thử nghiệm”, có một người là đàn ông trung niên, tâm thái rất lạc quan, yêu cuộc sống, thân thể khỏe mạnh, anh ta thích xem bóng đá, thích mua vé số thể thao. Còn một vị khá điển trai, mặt mày sáng sủa, tuy nhiên tính cách trầm lặng, nhút nhát, thiếu tự tin, là một thanh niên có cái nhìn bi quan và thất vọng đối với cuộc sống. Cuối cùng là một vị có học thức, đầu hói, là một người đàn ông ở tuổi trung niên, người này chỉ có hứng thú với tri thức.
Các nhà tâm lý học đưa cho họ tờ báo của ngày hôm đó, cùng một loại báo, trên bàn là cốc cafe của chính họ, dặn họ không cần để ý đến bất kỳ người lạ nào vào mua cafe. Họ muốn quan sát xem những người lạ khi bước vào sẽ chọn ngồi cạnh ai. Trong thời gian quay camera, có tổng cộng 6 người bước vào mua cafe và đều ngồi lại quán để uống. Sáu người này khi chọn lựa vị trí ngồi, đều do dự không biết nên ngồi ở vị trí bên cạnh người nào. Điều làm các nhà tâm lý học kinh ngạc đó là: có đến 5 vị chọn ngồi ở bàn cạnh người đàn ông trung niên có tâm thái lạc quan, yêu cuộc sống. Trong đó có hai người còn chủ động chào hỏi làm quen và nói chuyện với người đàn ông đó. Điều này đối với người Anh Quốc mà nói, thực sự không phải là điều thường gặp. Chỉ có một cô gái trẻ xinh đẹp, sau khi do dự một lúc, đã chọn ngồi cạnh vị thanh niên trẻ u sầu. Cô đã rụt rè chủ động chào hỏi người thanh niên ấy.
Sau đó qua phỏng vấn họ phát hiện, người đàn ông trung niên kia còn là một người cực kỳ may mắn, niềm vui lớn nhất của ông ta là mua vé số thể thao, vé số của ông cũng thường xuyên trúng giải. Còn cô gái xinh đẹp ngồi cạnh chàng trai trẻ u sầu có tính cách rất giống anh ta, đều thiếu tự tin. Tuy nhiên cũng có thể còn có những nguyên nhân khác khiến cô chọn ngồi cạnh chàng trai trẻ ấy. Còn người chỉ thích tri thức thì tuyệt nhiên chẳng có một ai chọn ngồi cạnh ông.
Các nhà tâm lý học cho rằng, con người là một loại động vật kỳ lạ. Chúng ta có thể vô ý thức mà nhìn thấu thế giới nội tâm và thái độ sống của người khác. Chúng ta thường lựa chọn những gì tương đồng với giá trị quan của chúng ta. Chúng ta không có cách nào che giấu được thế giới nội tâm của bản thân, nó sẽ thông qua hình tượng của chúng ta mà biểu lộ ra ngoài một cách vô thức.
Hiển nhiên, những tin tức từ thân thể của chúng ta không chỉ biểu lộ thông qua quần áo, kiểu tóc, cử chỉ, cách sinh hoạt v.v… Chúng ta cho rằng những điều ẩn giấu rất sâu trong thế giới nội tâm thì chỉ có thể tự mình nhận thức ra được, ví dụ như: thái độ sống, triết lý cuộc sống, thế giới quan, giá trị quan v.v… tuy vậy những điều này lại có thể thông qua hình tượng quang phổ của chúng ta mà biểu lộ ra ngoài. Chính những thử nghiệm của các nhà tâm lý học đã chứng minh, thái độ tích cực sẽ hấp dẫn những người tích cực, ngoài ra còn hấp dẫn sự tài phú. Cũng một đạo lý như thế, thái độ tiêu cực sẽ không có chỗ cho vận may hay tài phú, xua đuổi những người muốn tiếp cận với bạn.
Chuyên gia tâm lý người Mỹ – tiến sĩ Barbara Powell căn cứ vào lý luận về màu sắc nhân thể của người Ấn Độ, bà nghiên cứu về loại quang phổ phát ra từ thân thể người. Bà phát hiện ra rằng ánh sáng phát ra từ người là có hình thức, hình thức này có thể biểu đạt một tầng rất sâu trong thế giới tình cảm, giá trị quan, phương thức hành vi, thái độ sống, trạng thái sức khỏe, đặc điểm tính cách, thậm chỉ còn thể hiện được đạo đức và sự tu dưỡng của người đó.
Từ đó có thể phán đoán xem người này có đáng để tin cậy không, có phải là người chính trực không, có phải là người biết tu dưỡng bản thân hay không. Bà tuyên bố: hệ thống nghiên cứu này đã cho chúng ta một công cụ để nhìn thấu vào thế giới nội tâm của con người. Barbara cho rằng: “Quang phổ của thân thể người là một loại ánh sáng biểu thị cho linh hồn người đó, đây là một tín hiệu được phát ra ngoài từ những thứ tinh hoa nhất trong tinh thần của con người”. Bà căn cứ vào quan niệm của con người đối với sự nghiệp, hạnh phúc, giá trị quan của bản thân mà quan sát ánh sáng phát ra từ họ, cuối cùng tổng kết lại thành 14 loại tính cách.
Mục đích nghiên cứu của bà là giúp con người nhận thức chính mình, nâng cao khả năng giao tiếp, từ đó có thể tìm được lối sống thích hợp cho bản thân. Thế nhưng nghiên cứu của bà lại giúp chúng ta lý giải được những hiện tượng kỳ quái, đó là tại sao trong rất nhiều trường hợp, một người lạ mặt chưa mở miệng nói mà chúng ta đã có những cảm giác tốt hay xấu về người đó rồi. Mặc dù chúng ta không được xem Barbara nghiên cứu loại ánh sáng ấy thế nào, nhưng khoa học đã chứng minh, thân thể của bất kỳ một sinh vật nào đều có thể phát ra sóng điện từ, những sóng điện từ này đã hình thành nên quang phổ của thân thể. Trong thân thể của chúng ta cũng còn tồn tại một loại ăng-ten nhạy cảm, có thể cảm nhận được chính xác những nội dung và tín tức phát ra từ một từ trường khác. Từ đó đưa ra kết luận – chúng ta thích ai, hay là bài xích ai.
Qua nghiên cứu tổng kết đã lý giải được vì sao những điều bị cho là mê tín tại Trung Quốc như thuật xem tướng lại có thị trường ở Tây phương. Một số người ở Tây phương đã bắt đầu lợi dụng những điều về thuật xem tướng của người Trung Quốc cổ xưa để giải thích thế giới nội tâm của con người. Các chuyên gia nghiên cứu về xem tướng ở Tây phương cho rằng, tướng mạo của con người và tâm thái có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ, điều này hoàn toàn phù hợp với đạo lý “Tướng tùy tâm sinh” của người Trung Quốc chúng ta. Những người có vận mệnh tốt thì mũi, mắt, miệng, tai, từ hình dạng đến kết cấu đều hài hòa. Toàn bộ phong thái và tinh thần đều toát ra vẻ từ bi, nhân ái, lạc quan, khoan dung, loại ánh sáng không thể nhìn thấy này khiến những người quan sát đều cảm thấy tốt đẹp, hòa ái, vui vẻ, từ đó mọi người đều muốn tiếp xúc với họ, muốn giúp đỡ và tạo cơ hội cho họ, “may mắn” cũng từ đó mà tới.
Hãy tưởng tượng một chút về những hình tượng biểu đạt trong tôn giáo, bất luận là Phật hay là Jesus trong Cơ đốc giáo, hình dáng của họ đều toát ra vẻ an hòa, thanh thản. Loại từ trường an hòa này mang theo một lực lượng có tác dụng xoa dịu, vừa ấm áp lại vừa mát mẻ. Bất luận là tâm bạn đang không ổn, đang trong tình trạng oán giận bất bình, hoặc đau đớn hay đau khổ, tuyệt vọng, họ đều khiến những người ở gần họ cảm thấy được một cảnh giới của sự vĩnh hằng.
Còn những người có tướng mạo hung dữ, như hình tượng các vị hung thần trong truyền thuyết. Tướng mạo của họ bất hòa khi ở cạnh nhau, họ cau mày, nhăn mặt, giận dữ, cơ bắp căng lên, khiến cho người nhìn cảm thấy căng thẳng, đau khổ, không thể tín nhiệm. Thần thái dữ tợn phản ánh một nội tâm lo lắng, bất an, tâm địa xảo quyệt, hẹp hòi, thậm chí xấu xa, đầy căm thù và tức giận, làm sao có người thích được chứ? Vì thế may mắn sẽ không tới, chỉ có đen đủi và tai ương sẽ đi theo họ mà thôi.
Trong quá trình nghiên cứu tâm lý học, khi toàn thế giới thừa nhận về tiêu chuẩn của cái đẹp, Ingrid đã ngạc nhiên khi phát hiện: tiêu chuẩn người đẹp của các quốc gia trên thế giới vừa vặn trái ngược lại với quan điểm về “vận may” và “phúc tướng” của người Trung Quốc. Các nhà tâm lý học đã trải qua thử nghiệm với hơn vạn người trên 35 quốc gia trên thế giới, họ phát hiện bình thường cho rằng gò má cao, nhân trung ngắn, mũi hẹp, đầu mũi nhọn thì là người phụ nữ đẹp. Nhưng ngược lại, trong sách tướng số nói rằng tướng người có phúc phải là: nhân trung dài, mũi rộng. Điều này giúp chúng ta lý giải được khái niệm bất đồng giữa đẹp và xinh, từ đó hiểu được tại sao cổ nhân xưa thường nói “Hồng nhan bạc mệnh”.
Trong hoàn cảnh áp lực cuộc sống cạnh tranh lớn như ngày nay, con người rất khó để thể nghiệm được trạng thái thanh thản tự nhiên, hưởng thụ cuộc sống, an nhàn thoải mái của người xưa. Bất an, muốn trở nên nổi bật, tham lam, ích kỷ, phóng túng, tàn ác, bi quan, tiêu cực, cùng với nhiều thái độ không lành mạnh của con người đã vô tri vô giác mà phản ánh tình trạng nói chung của con người ngày nay. Những người này đều không biết chú trọng tu dưỡng bản thân, không mong cầu tới cảnh giới an hòa, hữu ái, nhân từ của con người, toàn cố gắng biểu hiện ra bên ngoài thật tốt đẹp để che giấu phẩm chất kém cỏi bên trong. Nhưng hình tướng bên ngoài không thể giúp gì đáng kể cho họ nếu muốn trở thành một người thành công thực sự, thế giới bên trong mới là nhân tố quyết định. Vì thế, cần bảo trì nội tâm chính trực, thành khẩn, lạc quan và tích cực. Luôn cảm thông và tôn trọng những con người quanh ta, mong cầu sự hòa ái trong quan hệ giữa người với người là nguyên tắc vĩnh hằng cho sự thành công. Nếu không, bất kỳ hình tượng dù đẹp đến mấy cũng chỉ là nhất thời, những gì lưu lại chỉ là cái vỏ bọc mỹ miều mà thôi, còn bên trong thì đã bại hoại hết rồi.
Hình tướng của con người và thế giới nội tâm bên trong là có sự tương phụ tương thành với nhau, bởi vậy chúng ta thường có thể từ biểu hiện bên ngoài mà phán đoán được tư tưởng và nội tâm bên trong của người khác.
Theo Vietdaikynguyen