Rõ ràng, chương trình giảng dạy của chính phủ nước này đã xem thường lịch sử chân chính. Sau tất cả, ý thức hệ của chính quyền Trung Quốc chỉ có thể tồn tại bằng cách bóp méo quá khứ và gọi những lý tưởng dân chủ, chủ nghĩa tư bản, và thị trường tự do là những điều “xấu xa”. May mắn thay, nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc bắt đầu hiểu rằng nền giáo dục như vậy sẽ khiến con cái họ bị khuyết tật kiến thức so với trẻ em của các quốc gia khác.
Hầu như tất cả các chế độ độc tài đều tìm cách thâm nhập vào việc giáo dục trẻ em để tẩy não, biến chúng thành những đối tượng trung thành. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang khá là chuyên nghiệp trong việc này. Quốc gia này hiện đang thông qua luật chống giáo dục tại nhà vì học tại nhà tức là không để trẻ tham gia học tập tại các trường có hệ thống giáo trình được chính phủ phê duyệt, nơi học sinh thường phải học các chương trình tuyên truyền tư tưởng.
Cuộc chiến chống lại giáo dục tại nhà
Theo trang WND: “Chính sách tháng 2/2017 của chính phủ chủ trương rằng ‘[học sinh] không nên được phép học tại nhà để thay thế việc giáo dục bắt buộc trên toàn quốc’. Những hạn chế mới chỉ chấp nhận những trường hợp học tại nhà với một số lý do nhất định và có sự đồng ý ở cấp tỉnh, chẳng hạn như lý do sức khỏe, và sẽ được áp dụng đối với bất kỳ phụ huynh muốn con em mình học tập tại nhà kể từ bây giờ”.
Tuy nhiên, bất chấp cảnh báo nghiêm trọng của chính phủ, người Trung Quốc vẫn nhất mực quan tâm đến việc giáo dục con trẻ tại nhà. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, số trẻ em tự học tại nhà đã tăng gấp ba lần từ 2.000 người (năm 2013) lên 6.000 người (năm 2016). Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước lượng cực kỳ dè dặt vì cha mẹ sẽ không sẵn sàng định hướng cho trẻ thoát khỏi nỗi sợ bị khủng bố bằng cách không cho chúng đi học tại các cơ quan được chính phủ phê duyệt.
Về lý do tại sao nhiều phụ huynh quyết định tự dạy dỗ con cái tại nhà, tất cả đều chỉ ra sự thật về những gì được giảng dạy tại trường học. Zhang Qiaofeng, một doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục, nói với tờ South China Morning Post: “Chúng (giáo trình chính phủ) không dạy bọn trẻ tất cả sự thật trong lịch sử. Tôi muốn Hunter [con của tôi] được học hỏi lịch sử toàn diện từ những nguồn đáng tin cậy như The Story of Civilization của Will Durant. Bạn phải biết về lịch sử để phát triển tư duy độc lập”.
Rõ ràng, chương trình giảng dạy của chính phủ nước này đã xem thường lịch sử chân chính. Sau tất cả, ý thức hệ của chính quyền Trung Quốc chỉ có thể tồn tại bằng cách bóp méo quá khứ và gọi những lý tưởng dân chủ, chủ nghĩa tư bản, và thị trường tự do là những điều “xấu xa”. May mắn thay, nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc bắt đầu hiểu rằng nền giáo dục như vậy sẽ khiến con cái họ bị khuyết tật kiến thức so với trẻ em của các quốc gia khác. Trên thực tế, các bậc phụ huynh muốn con cái họ lớn lên và khám phá thế giới bên ngoài Trung Quốc có khuynh hướng cho con học tại nhà.
Sự giáo dục tốt hơn
Ngoài việc học tại nhà, giáo dục thay thế được các trường học địa phương nhỏ cung cấp cũng đang trở nên phổ biến với các bậc phụ huynh. Wu Zhijian, chủ của một ngôi trường nhỏ, nói với Sixth Tone: “Một số bậc cha mẹ tìm đến chúng tôi đã nói rằng con cái của họ như đang trên bờ vực của sự thiếu hiểu biết. Có một trường cấp hai ở [thủ phủ tỉnh] Hàng Châu có các giáo viên giám sát sức khỏe tinh thần của trẻ em tại đó đang giới thiệu cho chúng tôi những học sinh cần giúp đỡ”.
Các trường tư thục chủ yếu chú trọng mài giũa những tài năng cụ thể của trẻ em hơn là đào tạo chúng hướng tới một mục tiêu duy nhất là vượt qua kỳ thi quốc gia. Giáo viên và học sinh cũng có xu hướng gần gũi với nhau hơn, điều này giúp trẻ em tự tin theo đuổi sở thích thực của mình.
Trẻ em tự học ở nhà hoặc thông qua các trung tâm giáo dục thay thế cũng có xu hướng phát triển và trưởng thành, có tính hiếu kỳ cao vì chúng không hướng theo kiểu học vẹt như tại các trường lớn hơn.
Cha của một cô gái lo rằng con gái mình sẽ không có được cuộc sống học đường như bao trẻ em khác nên đã thuê một căn nhà nằm trong khuôn viên một trường đại học để cô có thể hòa nhập với các bạn học cùng tuổi. Tuy nhiên, ông sớm phát hiện ra rằng con gái của ông có cách tư duy khác với những sinh viên ở trường đại học.
Ông nói với tờ South China Morning Post: “Con bé không hài lòng với các sinh viên đại học… Con tôi không gặp khó khăn trong việc giao tiếp, mà nó chỉ thích nói chuyện với những người sành đời và đa số đều lớn tuổi hơn nó”.
Khi các bậc cha mẹ ở Trung Quốc tìm được sự lựa chọn tốt hơn cho con cái mình ngoài các trường học thông thường, thì số lượng trẻ em tự học ở nhà sẽ tăng lên. Nhưng không biết liệu Bắc Kinh có tiến hành sử dụng bạo lực để đàn áp những phụ huynh và trẻ em có biểu hiện từ chối tuân thủ các quy tắc hay không.
Hồng Liên, Theo Vision Times