Tai mắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ ) có mặt khắp các trường đại học, cao đẳng. ĐCSTQ kiểm soát chúng bằng nắm đấm sắt. Cả đội ngũ giảng viên và sinh viên đều đang bị khủng bố.
Tan Song là giáo sư ở Đại học Trùng Khánh đã bị cảnh sát bắt bỏ tù. “Tội” của ông là đã điều tra về những phong trào cách mạng bạo lực và đẫm máu từ những năm 1950, chiến dịch thanh trừng tầng lớp trí thức. Ông còn tìm hiểu về trận động đất Mân Xuyên – vụ động đất kinh hoàng làm bại lộ tình trạng các quan chức địa phương tham nhũng, họ đã phớt lờ các tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng vật liệu kém chất lượng để xây trường học, từ đó có thể bỏ túi số tiền chênh lệch. Ông còn nghiên cứu sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 – nơi sinh viên đứng lên đấu tranh cho dân chủ đã bị chính phủ giết hại. Năm 2017, ông bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc để lưu vong. Thời gian gần đây, ông đã đến sống ở Los Angeles.
Theo Tan Song, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát các trường cao đẳng và đại học trên toàn quốc bằng nắm đấm sắt. Cả đội ngũ giảng viên và sinh viên đều đang bị khủng bố.
Ở các trường đại học, cao đẳng của Trung Quốc, bất kì giáo viên nào dám nói về cuộc thảm sát ngày 4/6 trước lớp đều có nguy cơ bị sa thải hoặc bắt giam.
Tang Song có biết một sinh viên qua Internet, cậu này đã biết được sự thật về vụ Thảm sát Thiên Môn An ngày 4/6. Ông nói rằng, việc cậu sinh viên có hiểu biết về vụ việc này có thể rước họa vào thân.
>>> Tài liệu mật của CIA tiết lộ về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989: Hơn 10 nghìn người bị giết
Ông ấy nói: “Cậu sinh viên này đã được một người bạn gửi cho đoạn video về sự kiện ngày 4/6. Cậu ấy đã đăng lên mạng của trường, sau đó video này đã bị khui ra. Vào lúc video bị phát hiện, đã có 36 sinh viên tải video đó xuống. Cảnh sát đã tới nói chuyện và cảnh cáo từng người một. Cậu sinh viên đăng tải video đầu tiên đã bị đưa đi. Và hiện tại không một ai biết cậu ấy đang ở đâu”.
Tan Song nói rằng, ngày nay trong các trường đại học của Trung Quốc, camera được lắp đặt vô kể trong phòng học. Còn có cả những người cung cấp tin tức được tuyển chọn và đào tạo từ trong đội ngũ sinh viên. Ông nói:
“Mỗi bước đi của giáo viên trong lớp đều bị theo dõi. Bạn có thể tưởng tượng ra được những giảng viên đại học có tài nào giảng dạy dưới hoàn cảnh như vậy không? Hệ thống thông tin chính là hệ thống cung cấp tin tức. Những người thu thập thông tin sẽ báo cáo bất kì điều gì về giáo viên dạy trong lớp. Hiển nhiên những người thu thập tin tức rất có lợi vì sau khi tốt nghiệp [họ có cơ hội] gia nhập đảng trong tương lai. Dưới hoàn cảnh như vậy, các trường đại học ở Trung Quốc đều giữ im lặng”.
>>> Thử nghiệm hệ thống giám sát của Trung Quốc: Phóng viên BBC “bị bắt” trong vòng 7 phút
Sau khi ông Tan Song đến Mỹ, ông ấy nhận ra những người ở Trung Quốc liên tục gọi điện cảnh báo ông là: “Hãy cẩn thận, đừng đi đâu, nói gì. Anh nên chú ý, chú ý, chú ý…”. Ông nói rằng, có rất nhiều người Trung Quốc đã khuyên ông đừng làm thế này thế nọ như vậy. Sau khi ra nước ngoài, họ vẫn hành động tương tự: “Xin hãy ngăn tôi lại, hãy thuyết phục tôi”.
Thế nên, mặc dù Tan Song sống ở Mỹ, ông vẫn sống trong sợ hãi. Gần đây, ông đang chuẩn bị cho bản thảo cuốn sách tiết lộ với thế giới vài sự kiện lịch sử mà Trung Quốc đã giấu giếm và bóp méo trong khoảng thời gian dài.
Xuân Nhạn, theo Vision Times