Việc nghe lời nói khuyến khích năng lực tâm lý và nhận thức xã hội cơ bản của trẻ sơ sinh, nền tảng cho việc học tập sau này.
Một mối bận tâm tại Mỹ về “lỗ hổng ngôn ngữ”, ngụ ý rằng các bậc cha mẹ trong gia đình nghèo khó ít nói chuyện với con cái, vốn là điều có thể ảnh hưởng đến thành tích học tập và thu nhập trong cuộc sống của trẻ sau này, đã tăng vọt trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu phát triển những sáng kiến trong lĩnh vực giáo dục nhằm thu hẹp khoảng cách thành tích, bằng cách dạy trẻ nhỏ nhiều vốn từ hơn.
Trong một bài viết sắp xuất bản mang tên “Listen Up! Speech Is for Thinking During Infancy” sẽ được đăng tải trên Trends in Cognitive Sciences, nhà tâm lý học Sandra Waxman của Đại học Northwestern và Athena Vouloumanos của Đại học New York đã mở rộng phạm vi của vấn đề này bằng cách đánh giá các tác động của lời nói đến nhận thức của trẻ sơ sinh trong năm đầu đời.
“Không phải vì [trẻ] có ít vốn từ mà ảnh hưởng đến sau này. Không đơn giản như vậy”, Waxman, Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Louis W. Menk, giáo sư tâm lý nhận thức và một đồng nghiệp thuộc Tổ chức Chính sách nghiên cứu Đại học cho biết. “Vốn từ của một đứa trẻ, dù gia cảnh nghèo khó hay khá giả, thực tế là tiêu chí này thể hiện rõ hơn mức độ tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ”.
Do đó, Vouloumanos ủng hộ phương pháp trò chuyện với trẻ sơ sinh. Theo cô, không chỉ “chúng sẽ được dạy nhiều từ hơn”, mà còn vì “việc nghe ngôn ngữ khuyến khích năng lực tâm lý và nhận thức xã hội cơ bản của trẻ sơ sinh, nền tảng cho việc học tập sau này”.
Trong bài viết, Waxman và Vouloumanos mở ra chủ đề với một bản tóm tắt của nghiên cứu kinh điển về phản ứng của trẻ với lời nói, tiến xa hơn là sự kết hợp một loạt các kết quả nghiên cứu mới tiết lộ rằng nghe lời nói khuyến khích nhiều hơn tự phát triển ngôn ngữ một mình.
Cụ thể, khi chú ý đến những sự vật hay âm thanh xung quanh, nhận ra đối tượng giao tiếp và thiết lập danh mục các đối tượng và sự kiện, trẻ nghe lời nói đạt nhiều thành công hơn so với trẻ chỉ nghe những âm thanh đơn thuần khác.
“Những kết quả mới, chọn lọc từ nhiều phòng thí nghiệm khác nhau bao gồm cả của chúng tôi, cho thấy trẻ sơ sinh khoãng 2 – 3 tháng tuổi không chỉ thích nghe giọng nói, mà chúng còn tìm hiểu về các mối quan hệ xã hội cơ bản và nhận thức tốt hơn trong bối cảnh nghe giọng nói hơn trong bất kỳ hoàn cảnh chúng tôi đã phát hiện được nêu ra. Không ai có thể nghĩ đến điều này”, Waxman nói.
“Can thiệp vào sự nhạy cảm ngôn ngữ là điều có thể, đây là phát hiện vượt xa phương pháp học ngôn ngữ trước đây”, cô kết luận.
An Nhiên – Theo Epoch times