Trong phần trước, chúng ta đã thông qua sự tương ứng về thời gian và không gian chính xác giữa quỹ đạo thiên thể, cùng các lời tiên tri trong ‘Kinh Thánh’ và ‘Thôi Bối Đồ’ mà nhận thấy rằng, những lời tiên tri về thời kỳ cuối cùng của hai dự ngôn này đi đến cùng một đích bằng hai con đường khác nhau, đều là hướng đến Trung Quốc ngày nay, chỉ ra cuộc đại chiến chính tà, đại ôn dịch và sự cứu rỗi của sinh mệnh. Sau đó, đính chính lại một số quan niệm sai lầm, làm cản trở việc giải thích các tác phẩm kinh điển, và sắp xếp trình tự hợp lý để giải thích các chương của ‘Khải Huyền’.
- Xem đầy đủ các bài viết tại đây
Theo thứ tự sắp xếp, chương 1 đến chương 5 của sách ‘Khải Huyền’ tương đối đơn giản, vì vậy chúng ta sẽ không lặp lại chúng. Trong phần này, chúng ta cùng kết nối logic của chương 12 và chương 13 để giải khai ẩn đố.
13. Con thú, cái sừng, Vua và con rồng trong ‘Tân ước – Khải huyền’
13.1 Con thú đầu tiên trong ‘Khải Huyền’: giai đoạn bảy đầu
“Rev13:1 Ta lại thấy một con thú khác từ dưới biển lên, có bảy đầu và mười sừng (seven heads and ten horns), đội mười cái vương miện (crowns) trên mười sừng, và trên bảy đầu có những tên khinh nhờn.”
“Con thú từ dưới biển lên”: ĐCSTQ ra khỏi Thượng Hải và bước lên vũ đài lịch sử vào năm 1921. Cuộc họp đại diện do ĐCSTQ thành lập lần đầu tiên được tổ chức bí mật tại Thượng Hải và sau đó được chuyển đến Nam Hồ, Gia Hưng. Con thú là ác linh ĐCSTQ.
“Bảy đầu và mười sừng”: Hiện nay ‘Kinh Thánh’ tiếng Hán thường dịch là “mười sừng bảy đầu”, nhưng thật ra nguyên văn là “seven heads and ten horns”, vậy nên thứ tự đúng phải là “bảy đầu mười sừng”. Điều chỉnh trình tự mới có thể hiển hiện ra thiên cơ.
“Bảy đầu” và “con thú” đến từ Thượng Hải, vận mệnh của nó có 7 đầu. Cũng giống như “Cửu Đầu Trùng” trong ‘Tây Du Ký’, khi 9 cái đầu chết rồi thì Cửu Đầu Trùng mới chết thật sự.
“Đầu”, chính là người đứng đầu nắm giữ thực quyền, còn chỉ để trang trí về hình thức, không mang mũ miện thì không thể tính là thủ lĩnh. ĐCSTQ bước lên vũ đài lịch sử từ Thượng Hải. Bảy “đầu” trong quá trình sinh mệnh tại nhân gian của nó là Trần Độc Tú, Vương Minh, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình. 7 cái đầu thú chính là 7 ác linh quấy nhiễu, khống chế 7 con người này.
Tiên tri là một ẩn đố, thường dùng thủ pháp nhiều nghĩa để thiết lập các ẩn đố. “Con thú” có hai ý nghĩa, vừa dùng để chỉ ĐCSTQ, vừa dùng để chỉ người điều khiển và lãnh đạo ĐCSTQ.
“Con thú” ĐCSTQ này đã bày ra trận đại chiến chính tà trong vũ trụ, phỉ báng trời đất, đổ máu “thánh nhân”. Chính là ác linh này thao túng nhân gian, khủng bố bức hại. Thời kỳ đầu bức hại, Giang Trạch Dân luôn nắm giữ thực quyền, vì thế “con thú bảy đầu mười sừng” là chỉ Giang Trạch Dân.
“Bảy đầu” cũng có hai ý nghĩa, khi Giang Trạch Dân bắt đầu cuộc bức hại, có bảy người trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, lúc ấy bên trong tổng cộng có bảy cái đầu và Giang là cái đầu độc tài nắm quyền chỉ huy.
“Rev13:3 Ta thấy một trong bảy đầu của con thú dường như đã bị một vết thương chí mạng, nhưng vết thương đã được chữa lành.” Đã ứng nghiệm, trong bài viết trước đã phân tích rõ, vào ngày 20/7/2001, thiên tượng “Sao Hỏa thủ tại sao Vĩ, con thú bị thương ở chân”. Hình phạt của trời có vẻ nặng nhưng cũng không gây chết người, thanh kiếm của sao Hỏa chỉ vào chân sau của Hổ Cáp, tương ứng với sự việc Giang Trạch Dân bị Trời phạt, khi thiên tượng qua đi thì bệnh tình lại tốt lên.
“Rev17:10 (đại dâm phụ tà ác một phương) lại là bảy vị Vua. Năm người đã nghiêng đổ, một người vẫn còn, và một người còn chưa đến …” đề cập đến bảy vị vua trong vận mệnh của ĐCSTQ. Vào thời điểm cuộc bức hại lớn làm đổ “máu của các vị thánh” thì Trần Độc Tú, Vương Minh, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình đã chết, Giang Trạch Dân đang nắm quyền, và người cuối cùng là Tập Cận Bình vẫn chưa lên ngôi, nhưng ác linh của ĐCSTQ bên trong đang khống chế ông ta đã chuẩn bị lên sàn.
“Trên bảy đầu có những tên khinh nhờn”: 7 đầu thú, không phải con người, mà là 7 ác linh gây loạn nhân gian đang khống chế 7 lãnh đạo của ĐCSTQ. 7 con ác linh đối ứng với 7 người của ĐCSTQ. Khi những người này thoái vị, thì 7 ác linh này sẽ từ bên trong mà quấy nhiễu điều khiển các nhà lãnh đạo mới đang kiểm soát ĐCSTQ. Bảy ác linh này đều khinh nhờn Chính Thần, thổi phồng thuyết vô Thần của “tôn giáo cộng sản Mác-Lê”, cuối cùng phát triển đến mức Giang Trạch Dân thao túng ĐCSTQ để đàn áp Phật Pháp, hãm hại Chính Pháp.
13.2 Con thú đầu tiên trong ‘Khải Huyền’: giai đoạn 10 sừng
“Mười sừng, đội mười cái vương miện trên mười sừng”: “Bảy đầu” phía trước, “mười sừng” phía sau. Vào năm 2003 Giang Trạch Dân trên hình thức là từ chức, nhưng chỉ thị cho ban lãnh đạo cao nhất của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ tăng lên thành 9 ủy viên thường vụ. Hồ Cẩm Đào là tổng bí thư trên danh nghĩa, còn quyền lực hoàng đế thực sự vẫn nằm chắc trong tay Giang Trạch Dân.
Vì vậy, 9 ủy viên Thường vụ tương đương với 9 vua chư hầu, đều có danh hiệu mũ miện, cai quản một phương diện, còn thực quyền vẫn là đại vương Giang Trạch Dân. “10 sừng” này chính là 10 ác linh quấy nhiễu, điều khiển 10 vị vua, 9 cái sừng ở “trước sân khấu” , còn 1 cái sừng ở “Phía sau hậu trường”.
“Rev17:12 Mười sừng ngươi thấy là mười vị vua. Bọn họ vẫn chưa giành được vương quốc. Nhưng bọn họ trong một thời gian, sẽ có quyền ngang với con thú và vua.” Khi Giang Trạch Dân độc tài ra chỉ lệnh đàn áp, thì lúc ấy vẫn còn là bảy ủy viên Ban Thường vụ, chưa phải chín người và họ chưa bước vào giai đoạn “mười vị vua”.
Cho đến khi Hồ Cẩm Đào trên hình thức chấp chính quyền lực thì mới bước vào giai đoạn “mười vị vua” (9 thường ủy chư hầu và 1 đại vương Giang Trạch Dân), họ mới “giành được vương quốc” – leo lên vũ đài lịch sử. Hồ Cẩm Đào trên hình thức nắm quyền được 10 năm, các thành viên trong Ban Thường vụ cũng thay đổi, nhưng đều là chín, nên đều ở giai đoạn “mười vị vua” đồng thời nắm quyền.
“Rev17:13 Bọn họ đồng ý đem năng lực và quyền hành của mình giao cho con thú.” Tất cả đều khuất phục trước con tà linh lạm dụng uy quyền là ĐCSTQ, trên thực chất là trao quyền quyết định cho hoàng đế độc tài Giang Trạch Dân.
13.3 Con rồng đỏ trong ‘Khải Huyền’: Bảy đầu mười sừng
“Rev12:3 Trên trời lại hiện ra một dị tượng Có một con rồng lớn màu đỏ có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đội bảy cái vương miện.”
“Rev13:2 … Con rồng đã ban cho nó sức mạnh, chỗ ngồi và uy quyền lớn của nó (bảy đầu mười sừng).”
Rồng và con thú đều có bảy đầu và mười sừng, với những đặc điểm giống nhau, và cả hai đều ám chỉ ĐCSTQ. Rồng đỏ là hình thức biểu hiện của ĐCSTQ trên trời, con thú là hình thức biểu hiện của ĐCSTQ ở không gian tầng thấp, Giang Trạch Dân, v.v., là hình thức biểu hiện ở tầng bề mặt nhất nơi thế gian con người.
Con rồng bị đánh hạ và nó trút giận xuống các tầng thấp hơn. Con thú được con rồng ban cho quyền uy, ma tính mười phần, biểu hiện tại nhân gian là Giang Trạch Dân đã điều khiển ĐCSTQ điên cuồng bức hại người dân mà không e ngại gì.
13.4 Con thú thứ hai trong ‘Khải Huyền’: Thiện ác cùng tồn tại
“Rev13:11 Ta lại trông thấy một con thú khác từ dưới đất chui lên, Có hai sừng như là dê con, nói chuyện giống như rồng.” Nghĩa là sau Giang Trạch Dân, vị hoàng đế tiếp theo của ĐCSTQ có thực quyền tại đại lục sẽ bước lên vũ đài lịch sử. Tập Cận Bình là người ở huyện Phú Bình, Thiểm Tây. Đối ứng một tầng hàm nghĩa với tiên đoán “Quan trung thiên tử” (vị vua đến từ Thiểm Tây) trong ‘Thôi Bối Đồ’.
“Có hai sừng như là dê con, nói chuyện giống như rồng.” Tập Cận Bình nói một không nói hai, giống chân long thiên tử chuyên quyền độc đoán. Dê con biểu tượng sự thiện lương, ám chỉ Tập Cận Bình bản tính là lương thiện, đối ứng một tầng thiên số với tiên đoán “Quan trung thiên tử, chiêu hiền đãi sĩ, thuận thiên tu mệnh” trong ‘Thôi Bối Đồ’.
14. Xác minh tiên đoán trong ‘Cựu Ước – Sách Daniel’
Daniel là một trong bốn nhà tiên tri lớn trong ‘Kinh thánh’, sống cách đây hơn 2500 năm và trong các bia ký khảo cổ người ta đã phát hiện đúng là có người này. Ông đã viết ‘Kinh thánh – Cựu ước – Sách Daniel’, trong đó tiên đoán về hai kiếp nạn trong thời kỳ mạt Pháp, về đại kiếp nạn cuối cùng của vũ trụ mà ông nhìn thấy trong mộng.
14.1. Bốn con thú lớn trong ‘Sách Daniel’ phù hợp với “bốn trong số bảy cái đầu” của con thú đầu tiên trong ‘Khải Huyền’
“Dan7: 3 Có bốn con thú lớn từ biển đến, với những hình dạng khác nhau.” (Những con thú từ biển, một phép ẩn dụ cho sự thành lập “đại hội toàn quốc lần thứ nhất” của ĐCSTQ, là từ Thượng Hải bước lên vũ đài lịch sử.)
“Dan7: 4 Đầu giống sư tử, có cánh đại bàng. Trong khi ta đang xem, thì cánh của con thú bị nhổ đi, nên con thú đứng thẳng trên mặt đất bằng đôi chân của mình, giống như một con người và nó thu phục lòng người.”
Bốn con thú lớn phù hợp với bốn đời lãnh đạo sau khi thành lập ĐCSTQ. Con thú thứ nhất là ác linh điều khiển Mao Trạch Đông, ám chỉ Mao Trạch Đông là hoàng đế đầu tiên sau khi lập quốc. Con thú thứ nhất thu phục lòng người, là hình ảnh ẩn dụ cho tuyên truyền tẩy não của ĐCSTQ, và Mao được sùng bái, thần thoại hóa.
“Dan7: 5 Có một con thú khác giống như một con gấu, chính là con thú thứ hai, ngồi bên cạnh, trong miệng ngậm ba cái xương sườn. Ai đó nói với con thú, hãy đứng lên và ăn nhiều thịt.”
Con thú này chính là ác linh thao túng Lưu Thiếu Kỳ, là ẩn dụ cho Lưu Thiếu Kỳ, nguyên thủ quốc gia đời thứ 2. Người ta nói trước đây sau khi Lưu Thiếu Kỳ nắm được quyền hành chính của ĐCSTQ, ông ta bên ngoài thì tâng bốc, bên trong thì âm thầm chống lại Mao Trạch Đông, và tạo ra “Đại nhảy vọt kiểu Lưu”, “gió thổi phồng”, “gió cộng sản”, “nghèo quá độ”,…
Mao nhiều lần sửa sai không hiệu quả, dẫn đến thảm cảnh ít nhất 40 triệu người chết đói trong nạn đói kéo dài ba năm. Ba xương sườn của con thú này tượng trưng cho ba năm cực kỳ bi thảm của ĐCSTQ. Vén màn lịch sử giả tạo, có thể thấy hoàng đế đời thứ 2 Lưu Thiếu Kỳ mới là người chịu trách nhiệm chính trong việc này.
Lưu ý: Khát máu giết người là ác linh tạo thành, con người chỉ là bị điều khiển, nếu con người có thể chống lại ác linh, thoát khỏi sự thao túng, bỏ ác hành thiện thì sẽ không chịu tội cùng với ác linh. Trái lại, nếu như con người không thức tỉnh, tiếp tục đi theo ác linh hại người, vậy sẽ phải cùng ác linh gánh chịu tội ác.
Lưu Thiếu Kỳ về sau tỉnh ngộ, ông bắt đầu chống lại sự điều khiển của ác linh, chỉnh đốn kế hoạch đại nhảy vọt sai lầm, giảm bớt tổn thất, cũng cứu được không ít người. Lưu bị ĐCSTQ bức hại thảm khốc. Nguyên nhân sâu xa là vì ông đã phản bội con thú ác linh thứ hai (trong ‘Cựu ước’: “Ai đó nói với con thú, hãy đứng lên và ăn nhiều thịt.” có nghĩa là ông ta phải giết nhiều người hơn).
Chính vì thoát khỏi ác linh ĐCSTQ nên Lưu Thiếu Kỳ mới không đến nỗi chịu đại tội nghiệt, bằng chứng là tuổi thọ của Lưu hơi kéo dài ( bởi vì công lớn hơn tội). Bằng không, thì với tội nghiệp lớn như vậy không cách nào kéo dài thọ mệnh được.
“Dan7:6 sau đó ta quan sát, lại có một con thú khác giống như một con báo với bốn cánh của một con chim trên lưng. Con thú này có bốn đầu và đã giành được quyền lực một lần nữa.”
Con thú thứ ba này là ác linh thao túng Đặng Tiểu Bình, ám chỉ nguyên thủ quốc gia đời thứ ba Đặng Tiểu Bình, vị hoàng đế có thực quyền. Đặng Tiểu Bình đã bị hãm hại nhiều lần, con đường làm quan của ông ta có ba lần thăng trầm. Sau khi Mao chết, Hoa Quốc Phong lên ngôi, Đặng Tiểu Bình lại gây chiến, tiêu diệt Hoa Quốc Phong là người được Mao chỉ định, và trở thành hoàng đế có thực quyền, đây là lần thứ 4 ông ta cất đầu dậy. Cũng chính là hình ảnh ẩn dụ con thú có 4 đầu, 4 cái cánh biểu thị 4 lần thăng trầm.
“Dan7: 7 Sau đó, ta quan sát một dị tượng trong màn đêm, và thấy con thú thứ tư rất đáng sợ, cực kỳ mạnh mẽ, uy lực, với hàm răng sắt lớn, ngấu nghiến và nhai nát, phần còn thừa lại thì dùng chân giẫm đạp. Con thú này rất khác với ba con thú đầu tiên. Nó có mười cái sừng trên đầu.”
Con thú thứ tư này là ác linh điều khiển Giang Trạch Dân, ám chỉ nguyên thủ quốc gia thứ tư Giang Trạch Dân. Mười sừng, giống với mười sừng được tiên đoán trong ‘Khải Huyền’, đều là chỉ thời đại mà Giang kiểm soát quyền lực thực sự.
14.2. ‘Cựu Ước – Sách Daniel’ Con thú thứ tư: Mười sừng
“Dan7: 19 Lúc đó, ta ước gì được biết cảm xúc thật của con thú thứ tư, tại sao nó lại khác với cảm xúc thật của ba con thú kia, nó rất đáng sợ, nó có hàm răng sắt và móng vuốt bằng đồng, ngấu nghiến và nhai nát, phần còn thừa lại thì dùng chân giẫm đạp.”
Con thú thứ tư là hung tợn nhất và điên rồ nhất, trong thời gian Giang Trạch Dân nắm thực quyền, ông ta điên cuồng bức hại thánh đồ, bắt bớ, bỏ tù, tra tấn và giết hại, mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công để kiếm lời. Đã bị cộng đồng quốc tế đồng tình lên án, nhưng đến nay vẫn còn âm thầm tiến hành. Mười sừng giống như mười sừng trong ‘Khải Huyền’ được giải thích ở trên.
14.3. ‘Sách Daniel’: Sừng mới và Vua mới
“Dan7: 20 Trên đầu có mười sừng, và một cái sừng dài khác. Phía trước cái sừng này có 3 cái sừng và bị nó hất văng đi. Cái sừng này có mắt và miệng để nói phóng đại, và hình dạng của nó mạnh mẽ hơn đồng loại.”
Ngoài mười chiếc sừng, sau này còn mọc thêm một chiếc sừng nữa, nghĩa là khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, chiếc sừng mới chính là ác linh ĐCSTQ đang quấy nhiễu điều khiển Tập Cận Bình.
“Phía trước cái sừng này có 3 cái sừng và bị nó hất văng đi” Con thú (ĐCSTQ) thời Tập Cận Bình, phía trước có một cái sừng mọc ra và hất văng ba cái sừng khác, con thú chuyển từ mười sừng thành tám sừng, có nghĩa là 9 ủy viên thường vụ của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ biến thành 7 ủy viên thường vụ, cùng với Giang Trạch Dân đứng sau màn, vậy tổng cộng có 8 vị vua. Tập Cận Bình đứng đầu (sừng mới sinh phía trước) làm vua, Giang Trạch Dân đứng sau hậu trường vẫn còn thế lực nhất định.
“Dan7: 24 mười cái sừng là mười vị vua sẽ từ vương quốc này khởi lên, sau này sẽ có vua khác lên, so với những vị vua kia thì có khác biệt, người này nhất định sẽ chế ngự 3 vị vua.” Sừng là ác linh bên trong đang quấy nhiễu thao khống các vị vua, giống như phân tích về mười sừng và mười vị vua trong sách ‘Khải Huyền’ ở trên.
“Cái sừng này có mắt và miệng để nói phóng đại, và hình dạng của nó mạnh mẽ hơn đồng loại.” Chính quyền của Tập Cận Bình bị ác linh ĐCSTQ thao túng, thậm chí còn ngang tàng hơn. Tự xưng là “Đại quốc quật khởi”, dám cùng nước Mỹ đối kháng, khiêu chiến.
15. Dự ngôn cổ kim trung ngoại về Tập Cận Bình, lắc lư giữa Thiện ác và kết cục
Tập Cận Bình là thế hệ thứ năm sau khi thành lập ĐCSTQ, tại sao ‘Sách Daniel’ không sử dụng hình ảnh ẩn dụ của một con thú, mà là cặp sừng sinh ra trên đầu của con thú thế hệ thứ tư? Bởi vì ông ấy không giống như bốn người đi trước.
Bốn hoàng đế đầu tiên (Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân) đều có tính cách độc lập riêng biệt, đều thích độc nhất và đều đi theo con đường riêng của họ, còn Tập Cận Bình thì đổi tới đổi lui, đung đưa trái phải, Thiện ác không rõ ràng.
15.1 Hồ Cẩm Đào âm thầm mở ra “bình định lập lại trật tự” , và Tập Cận Bình đã từng làm theo
Hồ Cẩm Đào là một trong số ít những người tuy chịu sự khống chế của tà linh ĐCSTQ nhưng vẫn còn tỉnh táo, ông lặng lẽ mở ra lộ trình “bình định lập lại trật tự” và đặt ra hai điều quan trọng trước khi rời nhiệm sở. Một là “bãi bỏ chế độ lao động giáo dục”, hai là bắt giữ kẻ đồng đảng và cũng là người kế nhiệm của Giang Trạch Dân – Bạc Hy Lai.
Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã đi theo đường lối của Hồ Cẩm Đào trong một thời gian dài và mạnh tay bắt giữ các quan chức tham nhũng của phe Giang.
15.2 Tập Cận Bình đung đưa trái phải, hướng sang phản diện
Tuy nhiên, càng về sau Tập Cận Bình càng trở nên ngang ngược, đó là kết quả của tà khí ĐCSTQ, dã thú đó đã quấy nhiễu suy nghĩ của ông, khiến ông càng ngày càng hồ đồ và sa vào cạm bẫy do Giang Trạch Dân giăng ra.
“Dan7: 2 Thấy cái sừng này chiến đấu với các vị vua và đánh bại họ.” Đề cập đến việc Tập Cận Bình tiếp tục chống lại thế hệ thứ tư của ĐCSTQ, tức là bắt giữ đồng đảng tham nhũng của Giang Trạch Dân.
‘Cựu ước – Sách Daniel’ chỉ sử dụng phép ẩn dụ về sừng cho Tập Cận Bình, chứ không sử dụng một con thú riêng biệt làm biểu tượng, trong sách chỉ viết về sự xấu xa của con thú thứ tư. Nhưng trong ‘Tân ước – Khải huyền’ lại đề cập đến thế hệ ĐCSTQ của Tập Cận Bình là một con thú: “Rev13:11 Ta lại thấy một con thú khác từ dưới đất chui lên. Có hai sừng như là dê con, nói chuyện giống như rồng”.
Như đã đề cập trước đó, đây là con thú quấy nhiễu điều khiển Tập Cận Bình, và chỉ ra rằng con thú có bản chất rất tốt (giống như con dê con), nhưng cuối cùng nó sẽ bị ném xuống hố không đáy vì nó xem các Chính Thần là kẻ địch.
Như vậy, người Trung Quốc tin theo ‘Thôi bối đồ’, thì trong đó tiên đoán về Tập Cận Bình như thế nào? Kỳ thực ‘Thôi bối đồ’ đã tiên đoán hai con đường cho Tập Cận Bình, kết quả là cách biệt một trời một vực, dù đi con đường nào thì cũng đã đưa ra cảnh báo cuối cùng.
Tử Vi